Tường nhà, đặc biệt là tường phía bên ngoài chịu ảnh hưởng thời tiết mưa nhiều lâu ngày làm ăn mòn bề mặt và gây thấm dột, bạn cần biết cách chống thấm tường nhà cũ sao cho triệt để.
Trong quá trình xây dựng nhà bạn không nên bỏ qua quy trình chống thấm tường nhà mới xây để hạn chế mức thấp nhất sự cố thấm dột xảy ra gây ảnh hưởng đến công trình.
Sau đây Điện Nước Hưng Thịnh sẽ đưa ra một số phương pháp chống thấm tường nhà cũ lâu năm hiệu quả và đúng chuẩn.
Hiện trạng ngôi nhà sau nhiều năm sử dụng:

Sau một thời gian dài sử dụng, hầu như các ngôi nhà đều gặp tình trạng:
- Bề mặt tường nhà bị nấm mốc, hoa phấn, ố vàng, lớp sơn bị phồng rộp, bong tróc.
- Tường nhà, trần nhà bị thấm nước loang lỗ nhiều nơi.
- Chân tường nhà bị nấm mốc, rong rêu làm mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Chân tường, tường nhà bị ẩm mốc khiến cho các đồ dùng trong nhà như: giường, tủ, bàn ghế…các vật dụng kê sát tường kệ dễ bị hư hỏng.
- Tường nhà bạn bị cũ kĩ, dơ bẫn do trẻ con tô vẽ lung tung, va chạm của con người… làm cho ngôi nhà mất tính thẩm mỹ.
- Theo thời gian, môi trường sống bị ô nhiễm cũng khiến cho tường nhà bạn cũ bẩn.
- Khi tường nhà bị cũ đi cùng với những đám rêu mối, lồi lõm, những nơi thiếu ánh sáng, thiếu khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, thậm chí có cả virut, ký sinh trùng như: ruồi, muỗi, gián trú ngụ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả gia đình bạn.
Với các hiện tượng trên bạn cần phải có phương pháp chống thấm dột tường nhà ngay từ đầu để bảo vệ ngôi nhà bạn luôn sạch sẽ và an toàn cho mọi người trong nhà. Hoặc liên hệ với những dịch vụ chống thấm tường nhà chuyên nghiệp hỗ trợ bạn xử lý nhanh chóng.
Nguyên nhân tường nhà cũ bị thấm nước:

Chống thấm (nhà mới xây và nhà cũ) là rất cần thiết, để khắc phục tình trạng tường nhà bị thấm dột gây ra. Bao gồm:
- Sau một thời gian sử dụng tường nhà bạn xuất hiện các vết bong tróc, nứt của bê tông. Là dấu hiệu cho bạn thấy tường nhà bạn đang bị xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho gia đình bạn.
- Các vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng, rêu mốc, bong tróc tường nhà sẽ khiến nhà bạn mất đi tính mỹ quan và sạch sẽ cho ngôi nhà.
- Những ổ điện hay thiết bị điện âm tường được xem là an toàn, nhưng khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà: tivi, tủ lạnh, máy giặt, máy nước nóng, máy lạnh…
- Tường nhà ẩm ướt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu gia đình bạn ở trong môi trường như vậy lâu ngày hít phải sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da…
Cách chống thấm tường nhà cũ ngoài trời qua 3 bước:
Đối với tường nhà cũ có rất nhiều công việc cần phải xử lý như: loại bỏ các chất bụi bẫn, nấm, rong rêu, vá lại tường nếu tường bị nứt…
Trong quá trình làm việc phải treo mình trên không trung nên sẽ rất khó khăn. Vì vậy các bạn phải chọn các đội thở chuyên nghiệp, có kĩ thuật cao, đảm bảo chất lượng tốt và an toàn.
Để tạo được lớp chống thấm cho tường nhà, việc đầu tiên bạn phải làm vệ sinh sạch toàn bộ bề mặt tường nhà và bề mặt tường phải bằng phẳng.

Trình tự công việc cần phải làm như sau:
Bước 1: Vệ sinh – tái tạo lại lớp bề mặt tường ngoài của nhà cũ.
Tường nhà được sử dụng trong nhều năm và chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết. Chính vì thế mà mặt tường ngoài của nhà cũ sẽ xuất hiện các hiện tượng bong tróc sơn, loang lỗ, vết nứt hay vết lõm do dãn nở vật liệu. Ngoài ra còn do tác động ngoại cảnh làm xứt mẻ, bể tường nhà.
Vì vậy, để chống thấm tường nhà ngoài trời cho các vị trí này, bắt buộc các đọi thợ phải tái tạo lại toàn bộ bề mặt bằng cách:
- Vệ sinh, loại bỏ sạch sẽ hoàn toàn các lớp sơn cũ bị bong tróc, các mảng vữa xi măng cũ bằng cách sử dụng chổi sắt, bay cạo hay máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch các lớp này đi.
- Khi tường bị nứt rãnh thì trám vá lại bằng keo silicon. Hoặc thanh thủy trương hay những vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt.
- Còn những vị trí bị bể, bị hỡ nhiều thì trát lại sau đó tạo mặt phẳng tốt nhất cho quá trình thi công chống thấm. Đồng thời, tái tạo bề mặt tường nhà cho thẩm mỹ, tránh bị đọng nước.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm.
Để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm thì bạn nên phủ một lớp lót trước.
Bước 3: Thi công lớp chống thấm tường nhà ngoài trời cho nhà cũ.
Có rất nhiều phương pháp để thi công chống thấm tường nhà ngoài trời cho nhà cũ. Bạn có thể lựa chọn các phương pháp sau đây:
- Sử dụng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum… để chống thấm.
- Nếu tường nhà đã quá xuống cấp thì trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng
- Để tạo lớp ngăn nước tốt nhất, hiệu quả nhất cho tường ngoài trời thì bạn sử dụng sơn chuyên dụng.
Bạn nên lựa chọn những đội thợ thi công chuyên nghiệp, chất lượng tốt để thi công cho những công trình này.
Chống thấm Hưng Thịnh chúng tôi đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về chất lượng, chuyên nghiệp, uy tín và an toàn. Mọi thắc mắc các bạn cỏ thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0911.048.049 hoặc 0933.424.669.
Cách chống thấm tường trong cho nhà cũ hiệu quả 100%.
Khi nào phải chống thấm tường bên trong nhà cũ?
Khi nhà mới xây, bạn nên thực hiện chống thấm luôn và ngay để hạn chế sự cố thấm dột tường nhà về sau, còn tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà và giúp ngôi nhà sáng đẹp hơn.
Tường nhà cũ theo thời gian sử dụng lâu ngày sẽ bị hao mòn, dù bạn có thi công chống thấm tường nhà lúc mới xây.
Theo năm tháng sẽ bị tác động từ môi trường như: mưa nhiều, lũ lụt, gió bão… sẽ gây ra các hiện tượng như:
- Rong rêu, bụi bẫn bám trên tường.
- Tường bị hở, rạn nứt, bong tróc.
- Xuất hiện các vết loang lỗ, vết ố.
- Đặc biệt phần chân tường nhà và nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc nhiều với nước nên rất dễ bị thấm dột.
Cách chống thấm tường nhà cũ không giống như chống thấm tường nhà mới xây. Trong quá trình thi công tường nhà cũ bạn cần phải thực hiện cẩn thận và tỉ mỹ.
Quy trình chống thấm tường bên trong nhà cũ:

Để thực hiện việc chống thấm tường cũ, công việc đầu tiên bạn phải làm là tưới ẩm tường, đục lớp vỏ bên ngoài, vệ sinh các vết nứt sạch sẽ rồi mới được sử dụng phụ gia và chất chống thấm tường để phủ lên bề mặt tường.
Với những bức tường bị thấm dột ở nhà cũ, nhà xuống cấp, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Các lớp sơn của tường bị bong tróc cần phải được cạo sạch. Sau đó vệ sinh sạch các lớp rong rêu, ố mốc bám dính trên tường.
- Bước 2: Tìm ra các kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng bê tông lâu ngày bị giãn nở.
- Bước 3: Sau đó dùng hồ vữa trám hết các vết hở, nứt này lại đối với tường bên trong nhà. Còn đối với tường ngoài trời thì sử dụng bột chuyên dụng.
- Bước 4: Dùng sơn chống thấm để phủ lên bề mặt tường, phủ từ một đến hai lớp sơn chống thấm. Trước khi phủ phải đảm bảo các điều kiện, bề mặt sơn phải được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%.
Lưu ý: Khi sử dụng sơn chống thấm, để lớp sơn mới có độ bám chặt tốt và đảm bảo chất lượng bạn phải làm sạch tường cũ trước khi sơn chống thấm.
1. Xử lý tường nhà cũ:

Sau đây là các trình tự xử lý chống thấm cho tường nhà cũ:
- Cạo sạch các lớp sơn bị bong tróc của tường. Vệ sinh những chổ bị thấm nước, rong rêu bao phủ, nấm mốc, ố vàng.
- Tại các vị trí bị nứt hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn. Sau đó tiến hành trám vá các vị trí hở, nứt lại bằng các loại vật liệu như: Sikadur 731, Chất chống thấm Kova CT-11A Plus, Keo Flex, Keo PU…
- Tại các vết hở tường, vị trí tường bung nở nhiều… thì dùng hồ vữa trát lại. Bề mặt thi công phải đạt được độ bằng phẳng tốt nhất. Đồng thời, tái tạo lại mặt thẩm mỹ cho tường nhà, tránh tình trạng thấm nước.
- Sau khi bề mặt tường cũ đã vệ sinh sạch sẽ và bằng phẳng thì tiến hành lăn lớp sơn chống thấm lên bề mặt tường cũ.
2. Cách sơn lại tường nhà cũ:
- Trường hợp lớp sơn cũ không còn độ bám dính tốt thì cần loại hết toàn bộ các lớp sơn cũ đó đi bằng cây sủi hay bàn chải sắt. Sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.
- Cách xử lý màu sơn cũ: nếu màu sơn cũ nhà bạn đã quá cũ, quá khác biệt với màu sơn mới thì không nên sơn đè lớp sơn mới lên lớp sơn cũ mà cần phải sơn lên một lớp sơn màu trắng để che đi lớp sơn cũ.
- Ngoài ra, nếu màu mới và màu cũ là tương đương nhau thì bạn cũng có thể pha loãng hơn một chút rồi sơn lớp sơn mới đè lên lớp sơn cũ như bình thường.

Chuẩn bị:
- Lựa chọn màu sơn mà bạn thích và phải đảm bảo hàng chính hãng.
- Các dụng cụ để thi công như: cọ quét, con lăn, thùng đựng nước sơn, giấy nhám…
Tiến hành sơn:
Với bước này cần phải thực hiện sơn chống thấm bề mặt trước, sau đó đến sơn lót để bảo vệ nhà và tạo độ kết dính sau cùng là lăn sơn màu.
Cần chú ý ở bước này:
- Thi công sơn lót: sử dụng chổi hoặc con lăn để thi công 1 – 2 lớp sơn lót chống kiềm.
- Thi công sơn phủ:sử dụng chổi hoặc con lăn thi công 02 lớp sơn phủ màu.
Trình tự để sơn nhà là sơn từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, sơn từ khu vực khó đến các khu vực dễ.
Trong quá trình thi công lăn sơn có thể gặp vài sự cố nhỏ như: bụi bẫn bám vào lớp sơn mới, va chạm…Vì vậy khi đang thi công nếu có vấn đề gì xảy ra bạn cần phải kiểm tra và xử lý ngay.
Khi thi công xong, kiểm tra lại lớp sơn nếu lớp sơn phủ đều, không để lại dấu vết và bề mặt tường sáng đều màu là đạt chất lượng.
Xem thêm: quy trình sơn nhà đúng kỹ thuật chi tiết hơn.
Cách chống thấm chân tường nhà và nhà vệ sinh cũ:
Chân tường là nơi tiếp xúc giữa tường nhà và sàn nhà. Chân tường nhà bị thấm dột sẽ gây ra các hiện tượng như: chân tường bị ẩm ướt, nấm mốc, rong rêu, bong tróc, lở sơn gây mất thẩm mỹ của căn nhà.
Ngoài ra, còn có nguy cơ bị sập nhà vì phần móng của tường yếu, lún không đủ sức chống đỡ sức nặng của ngôi nhà.
Vì vậy, bạn cần phải chống thấm toàn bộ tường nhà, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực tầng hầm.

Các cách chống thấm chân tường nhà cũ:
- Cách chống thấm tường được sử dụng phổ biến hiện nay là lát gạch ở chân tường.
- Chống thấm chân tường bằng cách sử dụng giấy dán tường. Cách làm này cũng tương tự như cách sử dụng gạch ốp chân tường. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp tạm thời để che đậy đi những vết sơn bong tróc, nấm mốc, vết ố, các vết loang lỗ chân tường.
- Sử dụng vữa rót chảy: dựa theo đặc tính hút nước của xi măng. Khi thực hiện các đội thợ sẽ đục một khe rãnh dài theo chiều dài bức tường, cách bức tường từ 1- 2cm và độ sâu tối đa 30cm tùy vào tình trạng thấm nước của tường. Sau đó sẽ rót vữa tự chảy vào rãnh nhằm tạo ra một chân móng mới giúp ngăn chặn hơi ẩm trở lại và còn giúp hút nước và se khít các vết nứt. Tuy nhiên theo thời gian sẽ gây ra hiện tượng bị sụt, lún tường dẫn đến nứt tường.
- Sử dụng hóa chất giúp chống thấm triệt để cho chân tường nhà. Tuy nhiên, phương pháp này cần có các đội, thợ chuyên nghiệp trong lĩnh vực chống thấm chân tường.
- Để sử dụng được phương pháp này hiệu quả, chất lượng cần tính toán mạch vữa, lượng hóa chất đổ vào các mạch, khoảng cách giữa các mạch, lượng hóa chất pha chế…
Cách xử lý khe hở tường giữa hai nhà liền kề cũ bằng máng xả nước:
Khi giữa 2 nhà với nhau sẽ có tường liền kề, tường liền kề đó sẽ tạo ra khoảng trống nhỏ và đó cũng là nơi mà nước sẽ dễ dàng ngấm vào.
Để ngăn chặn tình trạng này bạn cần thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường.
Đặt một miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường. Khi đó nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn nhằm giúp ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.

Cách chống thấm ngược cho tường nhà cũ:
Khi nhà cũ bị thấm dột, bạn phải tiến hành đục bỏ phần tường phía trong, sau đó sử dụng phương pháp chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao.
Để tiến hành quy trình chống thấm ngược, bạn thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Để tạo ra chất kết nối bằng cách sử dụng phụ gia chống thấm.
- Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC sau đó phun 2 lớp lên để chống thấm và mỗi lớp cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng.
- Bước 3: Sau khi quét phủ lớp chống thấm xong bạn đợi 2-3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành kiểm tra sự chống thấm ngược bằng nước. Nếu không bị thấm nước thì đạt chuẩn, còn vị trí nào vẫn bị thấm nước thì tiến hành quét lại.
- Bước 4: Khi trát vữa hoàn thiện xong chúng ta tiến hành quy trình sơn nhà như bình thường.

Cách chống thấm vết nứt trên tường nhà cũ:
Tường nhà bị rạn, nứt là tình trạng phổ biến hiện nay.
Dựa vào các vết nứt, vết rạn trên tường mà chúng ta có các cách xử lý chống thấm khác nhau.
Khi tường nhà mới bị vết rạn, vết nứt thì dùng keo chống thấm tường chuyên dụng để trám vết nứt, vết rạn lại.
Khi tường nhà cũ bị vết rạn, nứt lớn, trước khi tiến hành thi công bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên tường, sau đó mới tiến hành quy trình chống thấm tường nhà bị nứt bằng các bước sau:
- Bước 1 : Để xử lý các vết nứt trên tường và các vị trí xung quanh tường, thì bạn phải tiến hành đục bỏ chiều rộng và độ sâu của tường khoảng 3-4cm
- Bước 2: Xịt phụn rửa sạch sẽ các vết nứt vừa đục bổ
- Bước 3: Sau đó dùng vật liệu chuyên dụng trét kín hết các vết nứt lại.
- Bước 4: Tiến hành phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt tường.
Chú ý: Đối với các hạng mục trong nhà, tuy theo yêu cầu có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm. Sau khoảng thời gian 12 giờ cần phủ thêm lớp bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Niêm phong các bức tường để xử lý chống thấm tường nhà cũ:
Cách chống thấm tường nhà cũ bằng việc niêm phong các bức tường: để áp dụng phương pháp này hiệu quả thì cần phải xác định được vị trí gây ra độ ẩm đến từ bên ngoài hay bên trong bức tường.
Để tìm ra các vị trí có độ ẩm bằng cách dán một miếng nhôm dày hơn 30cm vào mặt trong của bức tường và để nó trong 24 giờ.
Nếu sau 24 giờ, bạn kiểm tra thấy nước đọng lại ở bên ngoài miếng nhôm thì ngôi nhà bạn đang có độ ẩm rất cao.
Phương pháp chống thấm tường nhà cũ hiệu quả ngay lúc này là sử dụng ngay máy hút ẩm di động hoặc hệ thống thoát ẩm của toàn bộ ngôi nhà. Thay vì tìm kiếm vật liệu chống thấm sẽ khiến bạn mất thời gian hơn.
Nếu nước đọng lại ở mặt trong miếng nhôm là do không khí, do đất ở xung quanh ngôi nhà bạn thoát nước kém, nước từ trên mái nhà hoặc nước mưa không thoát được.
Với trường hợp này thì bạn nên sử dụng vật liệu chống thấm là hiệu quả nhất.
Những lưu ý cần thiết khi chống thấm tường nhà cũ:
Ngôi nhà qua nhiều năm sử dụng bạn cũng cần phải tiến hành tu sửa lại để giúp ngôi nhà luôn mới.
Ngoài những phương pháp chống thấm tường ngoài, chân tường, tường trong nhà mà công ty Điện Nước Hưng Thịnh đã giới thiệu ở trên.

Các bạn cũng cần chú ý đến những vấn đề khác như:
- Chống thấm trần nhà.
- Chống thấm tường nhà liền kề. (Nếu nhà bạn tiếp giáp với nhà khác).
Ngoài việc chống thấm tường nhà cũ đạt hiệu quả cao. Bạn cũng cần phải lựa chọn phương pháp thi công đúng kĩ thuật, vật liệu chống thấm chất lượng, đội ngũ thi công tay nghề cao, chuyên nghiệp.
Công ty chống thấm chuyên nghiệp Điện Nước Hưng Thịnh:
Công ty chống thấm Điện Nước Hưng Thịnh chúng tôi là một trong những công ty được khách hàng lựa chọn nhiều nhất hiện nay.
Công ty chúng tôi chuyên hoạt động trong các lĩnh vực thi công chống thấm và xử lý công trình xây dựng dân dụng, lắp đặt điện nước… công ty chúng tôi rất vinh dự khi được phụ vụ quý khách.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo giá thi công chống thấm. Với sự nỗ lực làm việc hết mình, không ngừng nghỉ, các công trình của công ty Điện Nước Hưng Thịnh đã có mặt tại TP.HCM, BÌNH DƯƠNG, BIÊN HÒA.
Hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất theo hotline: 0911.048.049 hoặc 0933.424.669.
Bài viết hướng dẫn chi tiết cách chống thấm tường nhà cũ được áp dụng bởi những thợ chống thấm chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo các thông tin khác tại Điện Nước Hưng Thịnh.