Hưng Thịnh hướng dẫn bạn cách lắp diều hòa tại nhà đúng kỹ thuật, được chia sẻ bởi thợ lắp máy lạnh của chúng tôi. Trong bài viết có nói về cách lắp đặt cục nóng, cục lạnh máy lạnh, so sánh sự khác biệt của máy lạnh và điều hòa. Những ưu nhược điểm của máy lạnh, cũng như những lưu ý khi lắp đặt điều hòa tại nhà. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu nhé!
So sánh sự khác nhau giữa máy lạnh và máy điều hòa không khí?
Máy lạnh là gì?
Công dụng của máy lạnh đó chính là làm cho không gian bên trong căn phòng trở nên mát lạnh. Cơ chế hoạt động của chúng đó chính là sử dụng kỹ thuật bay hơi giúp tạo ra và lan tỏa không khí mát mẻ đến toàn bộ không khí trong phòng giúp cho nhiệt độ giảm xuống mát lạnh. Và đặc biệt, máy lạnh có rât nhiều chức năng tiện ích để bạn có tùy chỉnh cho phù hợp. Đối với Việt Nam, máy lạnh chủ yếu bán dạng hơi nước có các giá thành khác nhau và kiểu dáng đặc sắc.
Máy điều hòa là gì?
Công dụng của máy điều hòa không khí có 2 tính năng đặc biệt đó chính là: Thứ 1 là làm mát, thứ 2 là sưởi ấm. Chức năng chủ yếu vẫn là điều hòa không khí, được treo trên tường. Nó sẽ giúp điều khiển kiểm soát độ ẩm và điều kiện không khí và giữ nhiệt độ trong nhà rất dễ chịu, thoáng mát. Khi bạn sử dụng máy điều hòa thì bạn sẽ cảm nhận được những sự thay đổi tích cực về cả nhiệt độ, độ ẩm…
Cơ chế hoạt động của máy điều hòa không khí đó chính là sử dụng chất làm mát hóa học để làm mát không khí khi nó được hút vào thiết bị. Tiện ích hơn rất nhiều so với cơ chế máy làm mát chỉ sử dụng hơi nước đơn giản để làm mát.
Vì vậy, dễ cảm nhận được rằng máy điều hòa không khí mạnh hơn nhiều so với máy làm mát không khí về: Quá trình làm giảm nhiệt độ không khí nhanh hơn…Nhưng bên cạnh đó, máy điều hòa sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để hoạt động so với máy làm mát không khí.
Sự khác biệt giữa máy lạnh và máy điều hòa không khí:

Sự khác biệt nằm ở cơ chế vận hành:
Thứ nhất, máy điều hòa không chỉ làm mát không khí mà còn có thể sưởi ấm trong thời tiết lạnh giá và hoạt động theo cơ chế như một máy hút ẩm. Cơ chế hoạt động máy điều hòa có hệ thống phức tạp giúp điều hòa nhiệt độ và thực hiện sử dụng chất làm lạnh.
Thứ 2, máy lạnh có chức năng tạo ra không khí mát hơn, tạo ra không khí mát hơn, thoải mái. Bởi cơ chế hút không khí nóng trong phòng, đưa khí nóng qua các miếng đệm ướt hấp thụ nước và cung cấp thêm hơi lạnh để nhiệt độ hạ xuống.
Sự khác biệt ở cách lắp đặt:
Về cách lắp đặt và sử dụng của 2 thiết bị, cũng đem lại sự khác biệt rõ rệt. Trong khi máy điều hòa không khí có kích cỡ nặng và phải được lắp đặt ở trong phòng kín để có thể hoạt động hiệu quả thì máy lạnh lại có thể sử dụng trong nhà cũng như ngoài trời, còn có thể xách tay.
Ưu nhược điểm của máy điều hòa không khí:
Hoạt động tốt trong nhà kho, không gian mở:
Đối với các văn phòng, công ty thì có thể lựa chọn lắp đặt máy lạnh hoặc máy điều hòa do không gian kín, hẹp, không tiêu tốn nhiều công suất. Nhưng đối với các nhà xưởng, xí nghiệp có không gian rộng lớn, thoáng khí thì việc làm mát bằng máy điều hòa không được sử dụng, thay vào đó họ sẽ lựa chọn sử dụng máy lạnh. Bởi máy lạnh là phương pháp cục bộ, không quá yêu cầu nhiều điện năng như máy điều hòa.
Thiết bị làm mát rất rẻ tiền:
Các máy lạnh có giá thành khá là rẻ so với lợi ích nó đem lại. Giúp làm mát cho không khí cho cả căn phòng tạo ra không gian trong lành. Bên cạnh đó, Tổng chi phí hoạt động của máy làm lại lại vô cùng rẻ.
Khả năng di động:
Máy lạnh còn được coi là một cây làm mát di động. Bởi nó được thiết kế có bánh xe nên dễ dàng di chuyển từ cái phòng qua lại thuận tiện. Dù nhà bạn chỉ có một máy lạnh nhưng nó có thể làm mát cho cả căn nhà. Ngược lại, máy điều hòa thì không có khả năng di chuyển như vậy.
Dễ dàng lắp đặt:
Khi lắp đặt máy lạnh, nó không yêu cầu quá nhiều. Nên bạn sẽ tiết kiệm được rất lớn các khoản chi phí lắp đặt máy lạnh.
Không cần bảo trì:
Do máy lạnh có thiết kế khá đơn giản nên việc thi công sửa chữa cũng sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng. Ngay cả bạn không có kinh nghiệm lắp điều hòa cũng có thể tự sửa chữa. Chỉ cần thay cái hư bằng cái mới, dù các công đoạn khó bạn phải nhờ đến các thợ kĩ thuật thì công lắp đặt máy lạnh cũng không quá tốn kém.
Tiết kiệm năng lượng:
Mức tiêu thụ điện năng của máy làm mát chỉ từ 100W đến 450W khá là thấp so với máy điều hòa không khí lên tới 1100W.
Máy làm mát không khí thuận tiện cho căn hộ cho thuê:
Đối với các căn phòng mới, bạn cần suy nghĩ mua những thiết bị, đồ dùng có tính năng dễ dàng trong vận chuyển. Thì máy làm mát là một thiết bị bạn không thể bỏ qua, nó rất thuận tiện và dễ dàng di chuyển đến mọi nơi.
Công dụng của máy lạnh là gì?
Tác dụng điều hòa ngăn ngừa mất nước và say nắng:
Đối với các mùa nóng nực, tình trạng chảy mồ hôi sẽ thường xuyên xảy ra. Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài gây ra việc mất nước nghiêm trọng, cơ thể suy yếu. Do đó, thiết bị máy điều hòa bạn sẽ không thể bỏ qua. Bởi nó có khả năng giảm thiểu nguy cơ mất nước, tạo không gian mát mẻ làm giảm mồ hôi.

Ngừa đột quỵ:
Khi nhiệt độ quá cao cũng có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ, cơ thể không thể tự điều tiết trong môi trường nóng bức. Nếu việc này không được xử lý sớm sẽ gây ra các tổn thương cho cơ thể con người. Máy điều hòa không khí có tính năng làm giảm nhiệt độ của không khí tạo ra căn phòng mát lạnh vì vậy có thể ngăn ngừa đột quỵ hữu ích.
Cải thiện chất lượng không khí:
Lợi ích của điều hòa như: Ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và nấm mốc, cải thiện đáng kể chất lượng không khí, loại bỏ phấn hoa, bụi và các chất gây dị ứng khác…đem lại không khí trong lành, an toàn sức khở con người.
Lưu ý khi lắp đặt điều hòa tại nhà:
- Đối với khoảng cách tường đối diện với cục nóng phải lớn hơn 60 cm.
- Tránh việc thi công cach lap dieu hoa dưới các tán cây có nguy cơ rụng lá.
- Tránh việc lắp đặt cục nóng ngay xuống đất.
- Đối với khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh phải 3m – 7m ống là tốt nhất, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn nóng và lạnh không nên quá 8m.
- Chú ý đến hướng thổi ra của cục nóng không được có vật cản phía trước.
- Do rằng cục nóng có máy nén, quạt có công suất lớn thường gây tiếng ồn và gây ra rung động. Vì vậy bạn tránh lựa chọn vị trí là giữa bức tường là gá treo cục nóng. Ưu tiên lắp đặt ở vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được cố định vào bức tường chắc chắn.
- Lắp ráp cục nóng thấp hơn cục lạnh là lựa chọn phù hợp nhất, trong trường hợp cao hơn bạn hãy yêu cầu thợ thiết kế bẫy dầu cho tốt, độ cao không quá 8m.
- Đối với khoảng cách mặt sau cục nóng cần cách tường lớn hơn 5cm.
- Khoảng cách hai bên cạnh của máy là 0.25m cho mỗi bên.
- Hạn chế việc đặt cục nóng ở nơi có nhiều người.
- Thi công cách bắt máy điều hòa, máy lạnh thì nên đặt ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, hạn chế việc đặt đối kháng gió với các thiết bị điện tử khác, cục nóng điều hòa khác, Nghiêm cấm việc đặt cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh, có nhiều bụi bẩn.
Vị trí lắp đặt cục lạnh điều hòa:
Cục lạnh có vại trò rất quan trọng trong máy điều hòa, nó được đặt bên trong nhà nên việc lắp đặt sao cho phù hợp với tính mĩ quan và kể cả tính kĩ thuật cũng rất được xem trọng. Nếu lắp đặt sai kĩ thuật sẽ ảnh hưởng rất to lớn đến hiệu quả hoạt động của máy điều hòa.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến việc cách gắn bắt máy lạnh, lắp đặt cục nóng, đặt cục nóng phải theo đúng tiêu chuẩn để hoạt động của máy điều hòa có thể đạt một cách tối ưu nhất, năng suất cao nhất, tuổi thọ máy lạnh không bị ảnh hưởng.
Công ty Hưng Thịnh chúng tôi xin cung cấp một số hướng dẫn lắp máy lạnh tại nhà, lưu ý về vị trí đặt máy lạnh và cách lắp đặt điều hòa để bạn có thể hiểu rõ hơn.
Yêu cầu đối với vị trí lắp đặt dàn lạnh máy lạnh:
- Đặt cục lạnh ở nơi lắp đặt dễ dàng và tấm lọc khí có thể tháo ra để thi công cách tháo bảo dưỡng điều hòa, lau chùi thường xuyên được.
- Khi thi công lắp đặt cục lạnh lên tường thật chắc chắn và cân đối để tránh bị rung chuyển.
- Lắp đặt cục lạnh ở nơi có thể nối với cục nóng bên ngoài một cách dễ dàng, thuận tiện nhất.
- Khoảng cách chiều cao cục lạnh nên cao tối thiểu là 2.5 m tính từ sàn và cách trần ít nhất là 50mm.
- Cần đảm bảo luồng khí ra và vào không bị cản trở để khí có thể dễ dàng toả đều khắp phòng.
- Chú ý đường thoát nước ở cục lạnh phải dốc.
- Tránh việc thực hiện cách tháo ráp lắp máy lạnh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
Các vị trí nên tránh thi công cách tháo, lắp dàn lạnh điều hòa:
- Nghiêm cấm việc lắp cục lạnh trong nhà bếp: Phòng bếp thường có nhiều dầu mỡ, hơi muối… nên dễ gây ra tình trạng điều hòa bị nghẹt và rỉ sét. Để tạo cho không gian phòng ăn có không khí lạnh, trong lành khi ăn bạn nên ngăn phòng bếp và phòng ăn nếu muốn sử dụng máy lạnh. Nhưng các chuyên gia khuyên là phòng ăn nên dùng không khí tự nhiên là tốt nhất.
- Tránh việc thi công gắn cục lạnh ở góc phòng: Vì khi lắp ở góc phòng các không khí lạnh sẽ không phân bổ đều phòng.
- Hạn chế việc lắp cục lạnh sát nền nhà: Lỗi rất nhiều gia đình gặp phải, khi thực hiện lắp đặt theo cách này thì bạn sẽ thấy hiện tượng đầu thì nóng, chân thì lạnh. Xu hướng dễ cảm nhận được đó chính là không khí nóng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới.
Hướng dẫn cách lắp điều hòa tại nhà đúng kỹ thuật:
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu bạn đã chọn mua được một chiếc máy lạnh ưng ý cho mình, thì kỹ thuật lắp đặt máy điều hòa, máy lạnh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm sao vừa đúng các tiêu chuẩn, kỹ thuật cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ, hài hòa với không gian. Hiểu được những băn khoăn của bạn, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên tắc lắp điều hòa đáp ứng được các tiêu chí trên.

Bước 1: Chọn vị trí thi công cách lắp điều hòa chuẩn:
Máy lạnh có cấu tạo gồm dàn nóng và dàn lạnh, vận hành theo nguyên lý hoạt động nhất định, vì vậy chọn vị trí lắp máy chính là tiền đề để quyết định công suất hoạt động của máy có tối ưu hay không với các cách lắp đặt hai dàn riêng.
Chuẩn bị vật tư:
- Ống ruột gà dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài.
- Ống đồng.
- Dây điện.
- Thanh chữ L kê dàn nóng ngoài trời.
- CB điện.
- Miếng quấn cách nhiệt.
Lưu ý: Ngoài các vật dụng kể trên, tùy thuộc vào từng điều kiện lắp đặt, mà có thể phát sinh thêm các vật tư khác.
Bước 2: Cách lắp dàn lạnh điều hòa.
- Cục lạnh máy lạnh là phần được lắp đặt bên trong phòng để điều hòa không khí. Do đó, khi lắp đặt, tránh lắp ở nơi có cường độ ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hay tại các cửa chính, cửa sổ sẽ xảy ra sự chênh lệch nhiệt độ làm giảm tính năng, do nếu lắp tại các vị trí trên luồng khí lạnh từ máy lạnh sẽ trực tiếp gặp khí nóng xảy ra các hiện tượng ngưng tụ, máy lạnh sẽ bị đọng lại các hạt nước và nhỏ giọt (hiện tượng máy lạnh đổ mồ hôi).
- Để dòng khí lạnh trong phòng được dàn đều ở các vị trí trong phòng, bạn nên lắp máy lạnh sao cho luồng gió thổi dọc theo căn phòng, tránh để hướng gió thổi ngang phòng hoặc ở góc phòng.
Lưu ý: Nếu thi công cách lắp dàn lạnh điều hòa ở vị trí gió nóng bị che khuất, ít có lối thoát ra ngoài cũng sẽ khiến công suất hoạt động không ổn định và tiêu tốn nhiều lượng điện năng hơn.

Bạn cũng có thể tham khảo quy trình lắp đặt dàn lạnh tại nhà của chúng tôi dưới đây:
Lắp giá đỡ dàn lạnh.
- Để đảm bảo máy khi lắp lên luôn cân bằng, tránh xô lệch, nghiêng về 1 phía sẽ không đảm bảo độ bền và an toàn. Ta phải lắp giá đỡ dàn lạnh, dùng thước để căn vị trí cho giá đỡ.
- Giá đỡ dàn lạnh sau khi được lắp đặt phải đưuọc cố định kiên cố bằng vít và khoan lỗ cho dây đồng ra ngoài.
Đấu nối để chuẩn bị lắp dàn lạnh.
- Quan sát và mở hộp điện trên dàn lạnh ra.
- Tiến hành đấu nối chính xác các dây điện bên trong.
Cách đi lắp ống đồng máy lạnh và quấn cách nhiệt.
- Sau khi đấu nối dây điện xong, ta bắt đầu qui trình lắp dây đồng và dây dẫn nước, sau đó thực hiện quấn cách nhiệt cho 3 ống dàn lạnh.
- Việc quấn cách nhiệt cho dây đồng là công đoạn quan trọng, phải đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, nhằm tránh gây ra những thất thoát về hơi lạnh và môi chất làm lạnh sau một thời gian sử dụng cần vệ sinh ống đồng điều hòa.
Lắp dàn lạnh lên giá đỡ.
- Đầu tiên, thực hiện kiểm tra và căn chỉnh lại lần cuối để đảm bảo máy đã cân bằng.
- Dàn lạnh nên lắp ở độ cao vừa phải để thuận tiện cho dễ dàng vệ sinh, bảo trì định kỳ giúp máy hoạt động hiệu quả và thời hạn sử dụng được lâu dài.
Bước 3: Cách đi lắp ống đồng máy lạnh từ dàn lạnh tới dàn nóng.
- Bước đầu của cách lắp đặt ống đồng điều hòa là tiến hành chia và bẻ ống dây sao cho vừa tới vị trí của dàn nóng (phần được lắp ngoài trời).
- Sử dụng kìm chuyên dụng để loe đầu ống đồng nhằm kết nối với các dây đồng đi bên ngoài.
- Chú ý: Việc loe đầu ống đồng đòi hỏi phải có tính chuyên môn cao, loe đầu bằng dụng cụ chuyên dùng nên rất quan trọng, đúng với các tiêu chuẩn kỹ thuật và khớp với các đầu kết nối mới đảm bảo hơi lạnh cũng như môi chất làm lạnh không bị xì ra ngoài trong quá trình sử dụng.
- Dùng cờ lê vặn hai điểm nối lại cho chặt và kín hai đầu nối dây từ dàn lạnh với dây đồng ở phía ngoài.
Bước 4: Cách lắp đặt cục nóng điều hòa trong nhà.
Đầu tiên của cách lắp đặt, tháo cục nóng máy lạnh, để dàn nóng được đảm bảo chắc chắn để chịu lực thì giá treo dàn cần được kiên cố, tránh xô vẹo, lỏng lẻo.
Do dàn nóng được lắp bên ngoài trời nên bạn chú ý đặt ở vị trí trong góc sẽ tránh gây ra tiếng ồn lớn hơn khi đặt ngay giữa bức tường.
Lưu ý:
- Khi hoạt động, máy có xảy ra hiện tượng rung nên để hạn chế độ rung cho máy, bạn có thể dùng cao su chân đế để kê dàn nóng khi lắp đặt dàn nóng.
- Khi lắp dàn lạnh hãy chú ý thực hiện cách di dời máy lạnh ở những vị trí cao hơn dàn nóng, khi ấy, dầu được hồi về lốc máy dễ dàng hơn, nhờ đó giảm thiểu các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy hơn.
- Nếu như do điều kiện nhà ở nên phải lắp dàn nóng cao hơn dàn lạnh (từ 3m trở lên) thì giải pháp chính là làm thêm hệ thống bẫy dầu giúp hạn chế tình trạng thiếu dầu ở dàn nóng, do nó không thể hút dầu về.
Nguyên tắc lắp cục nóng điều hoà – Vị trí lắp đặt cục nóng điều hòa trong nhà của chúng tôi:
- Cố định dàn nóng. Thực hiện đo đạc hai chân đế, khoảng cách giữa hai bên chân dàn.
- Tương tự dàn lạnh, dùng thước để căn vị trí lắp dàn nóng cho cân bằng.
- Tiến hành gắn thanh chữ L lên tường khoan cố định và bắt vít chắc chắn.
- Lưu ý:Việc lắp dàn nóng có thể thực hiện theo nhu cầu về thẩm mỹ của bạn mà đặt dàn nóng lên giá đỡ chữ L trên tường hoặc đặt ngay dưới mặt đất đều được.
- Gắn cục nóng vào vị trí đã được căn cân bằng và bắt đầu đấu nối.
- Nối dây đồng đã nối vào dàn nóng của máy lạnh sử dụng cờ lê siết chặt lại. Dùng khóa lục giác vặn kiểm tra lần cuối đảm bảo khí gas từ dàn nóng không xảy ra rò rỉ hoặc không hoạt động.
- Đấu nối điện cho dàn nóng.
- Quấn cách nhiệt lần cuối cho van gas và môi chất trên dàn nóng. Lắp đặt và đấu nối giữa dàn nóng và dàn lạnh hoàn tất.
Bước 5: Hút chân không khi vệ sinh và bơm gas máy lạnh.
Dùng một đồng đo áp suất để kết nối với máy hút chân không và nối đầu còn lại với đường vào dàn nóng.
Bước 6: Chạy thử máy.
Sau khi việc lắp đặt được hoàn tất, tiến hành vận hành thử để quý khách nghiệm thu và yên tâm sử dụng.
Hướng dẫn quý khách hàng các quy trình sử dụng hợp lý và chế độ bảo quản cần thiết: Tháo lắp tấm lọc bụi và tự vệ sinh tại nhà. Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn cách lắp điều hòa tại nhà được chia sẻ từ kinh nghiệm của thợ điện lạnh tại Điện Nước Hưng Thịnh. Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi về dịch vụ lắp đặt, sửa máy lạnh tại nhà Hưng Thịnh giá rẻ, chất lượng qua số điện thoại 0906.765.021 – 0911.048.049.