Dịch vụ lắp máy bơm nước tại TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa – Báo giá lắp đặt máy bơm nước tại Điện Nước Hưng Thịnh – Hotline 0906.765.021 – 0933.424.669.
Do nhu cầu sử dụng nước máy mỗi ngày một nhiều hơn ở các khu vực thành phố lớn nên đã phát sinh nhu cầu lắp máy bơm nhiều hơn. Máy bơm nước có dạng như bơm hút chân không, không giống như giếng thường là bơm ly tâm, chúng dùng để hút nước vào bồn chứa trên cao rồi chảy xuống dưới cho các thiết bị sử dụng nước trong gia đình. Tuy nhiên, có một vài nhà cao tầng có bồn chứa nước nhưng lượng nước chảy không đủ mạnh khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng. Vì vậy khi lắp đặt máy bơm cần phải lựa chọn kĩ càng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, tránh việc lắp xong nhưng lại không đáp ứng đủ ảnh hưởng đến mọi người.
Để biết thêm nhiều thông tin cũng như dịch vụ lắp đặt, sửa máy bơm nước Điện Nước Hưng Thịnh thì hãy liên hệ qua hotline 0906 765 021, bạn sẽ được tư vấn kĩ càng và hổ trợ lắp đặt nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Tiết kiệm được thời gian cho bạn.

Dịch vụ lắp máy bơm nước tại nhà của Hưng Thịnh cung cấp các hạng mục:
Biết được nhu cầu quan trọng của việc lap may bom nuoc trong mỗi gia đình nên công ty chúng tôi luôn cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ ưu đãi, nhanh chóng mà vô cùng hiệu quả. Công ty chúng tôi hiện nay đã cung cấp đa dạng các dịch vụ máy bơm nước khác nhau như sửa chữa, thay thế, lắp đặt…nhắm tới mọi nhu cầu sử dụng của khách hàng. Cùng với đội ngũ nhân viên uy tín, chất lượng có kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp làm cho khách hàng yên tâm khi sử dụng.
- Nhận lắp máy bơm giếng khoan, sửa chữa các sự cố hư hỏng máy bơm giếng khoan.
- Chuyên lắp đặt sửa máy bơm tăng áp gia đình: Lắp đặt máy bơm tăng áp cho bình nóng lạnh, máy giặt, lắp máy bơm tăng áp Panasonic, lắp van một chiều máy bơm tăng áp và khắc phục các sự cố hư hỏng bơm tăng áp.
- Lắp máy bơm chìm, bơm cứu hỏa, máy bơm hỏa tiễn và các loại máy bơm nước công nghiệp khác.
Công ty lắp đặt máy bơm nước của Hưng Thịnh hoạt động theo quy trình:
- Khách hàng liên hệ qua điện thoại 0906 765 021 hoặc qua website của công ty Hưng Thịnh để đặt lịch hẹn tư vấn các dịch vụ về máy bơm nước tại nhà.
- Sau đó nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ lại và xác nhận nhu cầu của khách hàng để thống nhất các thông tin đã cung cấp.c
- Chúng tôi sẽ cho nhân viên đến kiểm tra, khảo sát hiện trạng và báo giá cho khách hàng ngay lập tức, nếu khách hàng đồng ý sẽ đưa ra thời gian và các thảo thuận cần thiết để hoàn thành công việc và tiến hành ký hợp đồng thi công (nếu cần).
- Sau khi đã hoàn thành thống nhất mọi thủ tục thì thợ của công ty sẽ tiến hành thực hiện việc lắp đặt và thay thế thiết bị tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Khi đã hoàn thành công việc thì chủ nhà và nhân viên công ty sẽ cùng nhau nghiệm thu kết quả dịch vụ và tiến hành thanh toán các chi phí đã thỏa thuận trước đó.
- Xuất hóa đơn (nếu cần) và đưa phiếu bảo hành cho khách hàng.

Hưng Thịnh cam kết các quá trình diễn ra khách quan, rõ ràng từ khâu kiểm tra, báo giá, thi công đến nghiệm thu và các khoản thanh toán. Cung cấp các dịch vụ lắp máy bơm nhanh chóng, an toàn, hiệu quả. Được kiểm tra, bảo trì miễn phí trong suốt thời gian bảo hành.
Thợ lắp máy bơm nước tại nhà Hưng Thịnh đem lại cho khách hàng lợi ích gì?
- Hưng Thịnh – công ty điện nước uy tín, chất lượng đã hoạt động trong thời gian khá dài với phạm vi hoạt động khá rộng rãi nên được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng.
- Đội ngũ nhân viên uy có kỹ thuật tốt, giàu kinh nghiệm trong ngành, tận tâm với nghề. Xử lý được nhiều vấn đề phức tạp của máy bơm nước khiến cho khách hàng yên tâm khi sử dụng.
- Nắm bắt được tâm lý lo lắng, băn khoăn của khách hàng không biết nên lựa chọn dịch vụ sửa chữa nào trong khi có rất nhiều công ty dịch vụ hiện nay nên chúng tôi luôn đưa ra mức giá cạnh tranh, phù hợp và đảm bảo về chất lượng cho khách hàng lựa chọn.
- Chúng tôi cam kết phục vụ trung thực và uy tín, tránh các phát sinh gây tốn kém không cần thiết cho khách hàng.
Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình. Rất hân hạnh khi được phục vụ quý khách hàng.
Cam kết dịch vụ lắp đặt máy bơm nước của Hưng Thịnh:
- Cam kết tư vấn đúng, lựa chọn cho khách hàng các loại máy phù hợp theo nhu cầu sử dụng.
- Chỉ sử dụng các loại máy bơm có nguồn gốc, chính hãng, thương hiệu uy tín.
- Thời gian bảo hành 12 tháng, bao gồm cả việc tháo ống nước tiếp nối và đem máy bơm đi bảo hành nếu có sự cố.
- Cho khách hàng mượn máy bơm sử dụng tạm trong trường hợp chờ sửa máy bơm mất nhiều thời gian (trường hợp máy bơm được bán bởi Hưng Thịnh).
- Sử dụng các thiết bị hổ trợ tốt, tư vấn và dùng các phương án sửa chữa máy bơm tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng.
Bảng báo giá lắp máy bơm nước tại nhà Hưng Thịnh:
Công ty Hưng Thịnh cung cấp các dịch vụ sửa máy bơm nước đa dạng, có thể thực hiện sửa chữa, thay thế và lắp đặt các loại máy bơm nước bao gồm máy bơm tăng áp, máy bơm đẩy, máy bơm chìm nước thải…Đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở mọi nơi và được trang bị đầy đủ các thiết bị để hổ trợ quá trình thực hiện. Bạn có thể xem thêm báo giá chi tiết tại https://goitho247.com/sua-may-bom/
DỊCH VỤ | ĐƠN GIÁ (VNĐ) | LƯU Ý |
Lắp máy bơm tăng áp cho các nguồn nước yếu. | 300.000đ – 400.000đ | Tùy theo mức độ khó khi thi công. |
Lắp máy bơm nước. | 300.000đ – 400.000đ | Tùy theo mức độ khó khi thi công. |
Thay máy bơm nước. | 200.000đ – 300.000đ | Tùy theo mức độ khó khi thi công. |
Sửa máy bơm nước. | N/A | Tùy thuộc vào thực tế công việc – nguồn cấp nước, nguồn điện. |

Hưng Thịnh hướng dẫn khách hàng cách lựa chọn và lắp đặt máy bơm nước phù hợp với nhu cầu sử dụng:
Việc lựa chọn máy bơm chỉ diễn ra 1 lần và quyết định cả thời gian dài sử dụng về sau. Nên để chắc chắn không gặp bất kì sự cố gì cũng như đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia đình thì bạn phải có kiến thức trong vấn đề lựa chọn máy bơm. Để biết được nhiều thông tin về máy bơm nước thì xin mời bạn xem các thông tin dưới đây:
- Lựa chọn máy bơm lắp trong nhà phải êm là yêu cầu quan trọng nhất vì thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp khi máy bơm hoạt động quá ồn ào khiến cho những người trong gia đình cảm thấy khó chịu.
- Để có thể lựa chọn được máy chạy êm thì không phải cứ thương hiệu tốt, đắt tiền là được. Quan trọng phải lựa chọn máy bơm phù hợp với mục đích sử dụng.
- Khi đã lắp máy bơm, việc phải thay thế nó chỉ vì tiếng ồn là một điều rất khó khăn vì chúng gây lãng phí tiền bạc, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu cho người sử dụng.
- Khi lựa chọn lắp máy bơm trong nhà tuyệt đối không được chọn những loại có tiếng ồn to, nhiều khách hàng dùng và đã hối hận phải thay cái mới.
- Việc lựa chọn máy bơm đẩy lên bồn chứa trên cao phải mạnh và bơm nước nhanh.
Lưu ý: không phải cứ máy bơm có công suất lớn thì sẽ bơm nước nhanh vì chúng còn phải phụ thuộc vào chức năng của từng máy bơm, nguồn nước cấp và đường kính của ống.
Tiêu chí về các thông số của máy bơm nước:
Sau đây, Hưng Thịnh sẽ hướng dẫn cho bạn những cách đơn giản, chi tiết về thông số kỹ thuật quan trọng của máy bơm để lựa chọn cho phù hợp, cũng như hướng dẫn để cho bạn có thể chọn máy bơm nước cần thiết hay sử dụng trong gia đình.
Nguồn điện:
- Máy bơm nước gia đình thì chủ yếu dùng điện 1 pha 220V, tuy nhiên có một số gia đình cũng sử dụng điện 3 pha và máy bơm cũng sử dụng loại 3 pha 380V. Thông thường máy bơm nước sử dụng điện 3 pha 380V là loại có công suất khá cao.
Công suất máy bơm (ký hiệu là P):
- Công suất (P) của máy bơm nước biểu thị cho mức độ tiêu thụ điện của máy bơm, đơn vị thường là W, KW hoặc HP (sức ngựa). 1HP bằng khoảng 0,74KW hay 740W, trong dân gian (khu vực miền Nam) thường gọi là bơm 1 ngựa (=1HP) hay 2 ngựa (=2HP).
- Công suất bơm cũng có 2 loại là công suất khi chạy không có tải và công suất khi có tải. Thường thì trên máy bơm nếu không ghi rõ 2 loại công suất thì có nghĩa là chỉ ghi công suất khi chạy không tải.
Lưu lượng nước (ký hiệu là Q):
- Lưu lượng nước là lượng nước mà máy bơm bơm lên bể chứa nước trong một khoảng thời gian (đơn vị thường dùng là lít / phút, mét khối / giờ)
- Thông số lưu lượng (Q) sẽ cho bạn biết máy bơm của bạn sẽ bơm nước đầy bể trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu.
- Để biết thông số chính xác giữa lưu lượng và cột áp (cột áp = chiều sâu hút + chiều cao đẩy) ta cần phải xem biểu đồ cột áp và lưu lượng của máy bơm đó.
Cột áp (H):
- Cột áp H = chiều sâu hút + chiều cao đẩy.
- Ví dụ: Máy bơm của nhà bạn đặt trên cao so với mực nước trong bể chứa là 1,5 m, máy hút nước và đẩy lên trên tầng 5 (chiều cao từ máy bơm đến nóc bể chứa là 14m), thì cột áp trong trường hợp này sẽ bằng 1,5 + 14 = 15,5 m.
Nhiệt độ (T):
- Nhiệt độ của nước và môi trường xung quanh được tính bằng độ C.
- Khi sử dụng máy bơm ít khi ta để ý thông số này, tuy nhiên nếu dùng máy bơm nước nóng như tăng áp cho bình thái dương năng, hay dùng bơm để vận chuyển nước nóng thì cần để ý máy bơm sử dụng được nước đến bao nhiêu độ.
Đường kính ống hút và ống xả:
- Đơn vị đường kính ống được tính bằng mm hoặc inch, ký hiệu là (“), quy đổi 1” bằng khoảng 25mm.
- Theo đúng quy chuẩn thì phải chọn kích thước đường ống sau khi đã chọn loại máy bơm, tuy nhiên thường thì trong các hộ gia đình hiện nay đều làm ngược lại, tức là xây nhà xong rồi mới chọn mua máy bơm hoặc dùng máy bơm cũ không phải mua máy mới (trừ các công trình đã có thiết kế và tính toán chi tiết từ trước). Vì chọn máy bơm sau nên thường là đường ống không theo quy chuẩn và sẽ ảnh hưởng một phần đến hiệu suất làm việc của máy bơm. Trong trường hợp này thì ống đã có sẵn rồi nên chỉ cần tính đến việc sử dụng cút nối chuyển đổi cho các loại ống kích thước khác nhau để lắp cho vừa máy bơm.
Độ sạch của nước:
- Các gia đình hiện nay thường dùng máy bơm để bơm nước sạch. Tuy nhiên nếu sử dụng để bơm nước bẩn, nước có lẫn cát (ví dụ như dùng để thau bể, hút nước ao hay nước có lẫn sạn, cát… thì cần phải lựa chọn đúng loại máy hoặc nếu không chọn được loại máy phù hợp thì chỉ nên chọn loại máy rẻ tiền vì các loại máy đắt tiền nếu hút sạn và cát thời gian dài cũng sẽ rất nhanh chóng bị hỏng cánh bơm và buồng bơm.
Thợ Hưng Thịnh chuyên lắp đặt các loại máy bơm nước:
Lắp máy bơm đẩy cao:
Đây là loại máy bơm có tác dụng hút nước từ giếng khoan, bể ngầm hoặc đường ống nước, đẩy nước lên bể chứa trên cao.
Hiện nay, có 3 loại máy bơm phổ biến là bơm bán chân không, bơm ly tâm hoặc máy bơm chân không.

Các loại máy bơm nước đẩy cao:
1. Lắp máy bơm bán chân không:
- Ưu điểm: bơm bán chân không là bơm ly tâm có dạng buồng bơm có tác dụng hút chân không nên có thể hút nước có lẫn khí, nên gọi là bán chân không. Ưu điểm của loại bơm này là đẩy nước lên bể mạnh và hút được nước ở mọi nguồn khác nhau.
- Nhược điểm: bơm bán chân không khi hoạt động thường có tiếng lạo xạo của dòng nước chảy trong máy bơm nhưng xét về khả năng hút chân không thì loại máy này kém hơn bơm chân không.
2. Lắp máy bơm ly tâm:
- Ưu điểm: bơm ly tâm rất khỏe, lượng nước chảy mạnh và chạy rất êm khi lắp đặt và sử dụng đúng điều kiện của máy.
- Nhược điểm: bơm ly tâm có hạn chế là không sử dụng được đối với các nguồn nước có lẫn khí, vì vậy không nên sử dụng loại bơm này để hút nước trực tiếp từ đường ống.
3. Lắp đặt máy bơm nước bán chân không:
- Ưu điểm: bơm bán chân không là là bơm ly tâm có kết cấu buồng bơm có thể hút chân không nên có thể hút nước có lẫn khí, nên được đặt tên là bán chân không. Ưu điểm của loại bơm này là đẩy khỏe và hút được nước ở mọi nguồn khác nhau.
- Nhược điểm: bơm bán chân không khi hoạt động thường có tiếng lạo xạo của dòng nước chảy trong máy bơm, và nếu xét về khả năng hút chân không thì kém hơn bơm chân không.
4. Lắp máy bơm chân không:
- Ưu điểm: bơm chân không tạo ra lực hút chân không rất mạnh nên hút được nước ở cả bể ngầm hay đường ống.
- Nhược điểm: bơm chân không có cánh quạt nước nhỏ nên lưu lượng nước thấp hơn so với bơm ly tâm và bán chân không. Đông thời, cánh quạt nước của bơm chân không rất khít với buồng bơm nên khi đẩy nước lên cao máy thường phát ra tiếng kêu i i i, nếu lắp bơm trong nhà không có cách âm chỗ máy bơm thì tiếng ồn này tương đối khó chịu.
Cách chọn máy bơm nước gia đình loại đẩy cao:
- Khi mua máy bơm nước đẩy cao phải tính chiều cao của nhà: đối với nhà 2 – 3 tầng thì chỉ cần mua máy 125W, 150W hoặc 200W (nếu là bơm chân không) và máy 370W (nếu là bơm ly tâm hoặc bơm bán chân không). Với điều kiện nước hút dễ dàng từ bể ngầm hoặc đường ống nước mạnh. Nếu như nhà bạn có đường nước yếu hay 5 tầng trở lên thì cần chọn máy bơm chân không có công suất 250W trở lên.
- Nên chọn máy có trị số cao hơn so với nhu cầu sử dụng: khoảng 1,5 lần để bù vào hao phí áp lực từ ma sát đường ống, hạn chế do đầu vòi, cút nối, gấp khúc, đường ống chạy ngang…Ví dụ, nếu như bạn muốn máy bơm đẩy nước lên độ cao khoảng 10m thì nên chọn máy bơm nước có thể đẩy cao khoảng 15m. Ngoài ra, nếu đường ống đi dài, gấp khúc hoặc nhiều chỗ nối thì phải tính thêm.
- Cần xác định rõ nguồn nước tại gia đình để lựa chọn mua máy bơm nước cho phù hợp: nếu cần đưa nước từ đường ống lên bồn chứa nước hoặc bơm nước từ giếng lên bể thì nên chọn máy bơm chân không hoặc bán chân không. Còn nếu như bơm từ bể nước ngầm lên cao thì có thể chọn máy bơm ly tâm hoặc bán chân không hoặc chân không.
Phương án bảo vệ máy bơm:
Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng nhiều nên hiện nay hầu hết các gia đình đều lắp phao tự động ở bồn chứa đặt trên mái nhà, phao tự động này sẽ tự động bật / tắt máy bơm khi bể chứa hết nước hoặc đầy nước. Lợi ích của việc lắp phao tự động bật tắt như vậy mang đến tiện ích rất lớn, giúp cho việc sinh hoạt dễ dàng hơn, tiện nghi hơn.
Nguồn nước cấp của thành phố thường không ổn định, nhiều lúc lại gây mất nước. Khi bồn nước trên mái nhà hết nước thì máy bơm sẽ hoạt động trở lại và phao điện đóng điện, nếu bể ngầm không có nước máy sẽ không hút được nước, khi đó nếu như không phát phát hiện kịp thời để rút máy bơm ra thì máy sẽ bị hỏng, bị cháy, nổ do khô máy.
Theo số liệu thống kê thì nguyên nhân máy bơm hỏng do chạy khô lên tới trên 50%, điều này sẽ thực sự rất lãng phí.
Để bảo vệ máy bơm của bạn không bị cháy do chạy khô, thì chúng tôi khuyên bạn nên mua kèm theo rơ le chống cạn khi lắp máy bơm. Với nguyên lý hoạt động khá sức đơn giản là: nếu máy bơm chạy mà không có dòng nước chảy ra thì rơ le sẽ cắt điện cấp vào máy bơm để bảo vệ bơm khỏi bị cháy.
Lắp máy bơm nước tăng áp lực nước:

Máy bơm nước gia đình loại tăng áp phổ biến có 4 loại:
1. Lắp máy bơm tăng áp lắp ghép (có thể tự lắp ghép từ máy bơm thường và rơ le rời):
Máy bơm tăng áp sử dụng 1 chiếc bơm hút đẩy thông thường, lắp vào hệ thống bình áp và rơ le áp lực riêng. Đây là những loại được dùng trong hệ thống lớn nhiều đầu vòi ra hoặc có thể dùng làm bơm tăng áp tổng toàn bộ tòa nhà lớn. Không những vậy còn có một số loại bơm tăng áp lắp ghép đơn giản gồm có 1 chiếc bơm thường lắp với bộ rơ le chống cạn.
2. Lắp máy bơm tăng áp cơ:
Bơm tăng áp cơ là một loại máy bơm tăng áp đã được nhà sản xuất tích hợp sẵn rơ le và bình áp. Vì máy bơm này tiện dụng và có khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện gia đình, nên laoij này được dùng phổ biến nhất.
Tuy nhiên, máy bơm này cũng có một số nhược điểm như là khi công tắc của rơ le máy bơm bật/tắt thì sẽ phát ra tiếng khá lớn và liên tục nên làm cho người dùng cảm thấy khó chịu, nhất là trẻ em và người già.
Ngày nay thì máy bơm tăng áp cơ đã có một số loại được cải tiến trong việc lắp thêm rơ le cảm biến dòng chảy và công tắc áp lực điện tử khi không có nước nguồn sẽ tự động tắt và khi bật tắt thì không phát ra tiếng âm thanh tạch tạch như của rơ le má vít trước đây hay dùng.
3. Lắp máy bơm tăng áp điện tử:
Đây là loại máy bơm sử dụng công nghệ điện tử hiện đại, thích hợp với nhu cầu sống tiện nghi ngày nay hoặc cho các yêu cầu về chất lượng cuộc sống cao. Bơm tăng áp điện tử thường tốt hơn nhiều so với máy bơm tăng áp cơ, khi máy chạy không tạo ra tiếng ồn nhiều.
Khi hoạt động máy bơm tăng áp điện tử sẽ tạo ra áp lực vừa phải, khi dừng hoạt động thì không duy trì áp lực trên đường ống nên không làm hư hại đến đường ống. Ngoài ra, với kích thước nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng nên loại này được nhiều người ưu thích hiện nay.
Tuy nhiên, máy bơm tăng áp điện tử chỉ bật máy khi có lực đẩy của dòng nước ban đầu chảy qua máy, vì vậy nên nếu không có dòng chảy ban đầu hoặc dòng chảy ban đầu quá yếu thì máy bơm sẽ không tự động bật được khi mở vòi và dẫn đến tình trạng không sử dụng được.
4. Lắp máy bơm nước tăng áp có hệ thống biến tần:
Sử dụng biến tần trong bơm tăng áp là phương án tốt nhất hiện nay để điều chỉnh lưu lượng cũng như áp lực nước theo ý muốn. Tuy nhiên, với giá thành khá cao thì hiện nay biến tần mới được dùng chủ yếu trong các căn hộ cao cấp hoặc trong các hệ thống bơm nước lớn cần sự ổn định cao.
Hệ thống biến tần khi sử dụng có thể lắp tích hợp vào bơm tăng áp điện tử hay bơm tăng áp cơ.
Lựa chọn máy bơm nước tăng áp:
Máy bơm tăng áp cơ:
Lựa chọn máy bơm nước tăng áp không khó, vì hầu hết các loại bơm dùng để tăng áp lực nước trong gia đình quy mô trung bình đều có thể dùng được loại bơm tăng áp cơ với công suất 125W đến 150W, tuy nhiên vì máy bơm tăng áp thường lắp tại các vị trí gần khu vực sinh hoạt như: trong nhà tắm, dưới khu rửa bát hay thậm chí ngay trong góc nhà nên ngoài việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng, máy bơm còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung, và tiếng ồn của máy bơm khi hoạt động có thể gây khó chịu. Vì thế, để chọn được loại máy bơm phù hợp với yêu cầu, hoạt động ổn định và tiện nghi trong thời gian dài cũng cần phải tính toán và lựa chọn kỹ càng.
Sử dụng máy bơm tăng áp tốt nhất, tiện nghi nhất khuyên lựa chọn bơm tăng áp điện tử, tuy nhiên cần xem xét kỹ máy bơm này có phù hợp sử dụng trong nhà hay không, và lắp đặt có đúng kỹ thuật không.
Máy bơm tăng áp điện tử:
Có đặc điểm là khởi động bằng một dòng nước nhỏ chảy qua máy, dòng nước này tác động vào rơ le làm đóng mạch điện và máy bơm chạy. Vì vậy, khi ta mở vòi nước nếu không có dòng nước chảy qua máy ban đầu hoặc quá yếu không đủ khởi động máy bơm thì máy bơm không chạy. Với yêu cầu này, có thể tính toán đơn giản là nếu bồn cấp nước nhà bạn để trên nóc nhà và có mực nước cao hơn so với vị trí nước chảy ra từ 1,5m trở lên thì có thể lắp được bơm tăng áp điện tử, nếu không đủ 1,5m thì nên chọn loại khác.
Ngoài ra, các loại bơm tăng áp điện tử khác nhau thì độ nhạy của rơ le cảm ứng dòng chảy cũng khác nhau, vì thế cần xem xét kỹ nên mua bơm loại nào, của hãng nào.
Lắp đặt bơm tăng áp điện tử không khó nhưng cần lắp đúng chiều, một số máy bơm chỉ được lắp theo hướng lên (tức là đẩy nước lên) hay chỉ lắp theo hướng xuống (đẩy nước xuống). Hay lắp theo hướng ngang. Để lắp đúng kỹ thuật cần xem xét kỹ hướng dẫn lắp đặt máy ở trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm. Thực tế có rất nhiều thợ lắp hệ thống nước chủ quan không xem xét kỹ nên đã lắp sai, gây ra hiện tượng máy bơm hoạt động không ổn định, lâu ngày có thể dẫn đến hỏng máy.
Nếu như với những yêu cầu như trên mà điều kiện nhà bạn đều đáp ứng được thì nên chọn máy bơm tăng áp điện tử. Bơm tăng áp điện tử có ưu điểm là rất êm, hoạt động ổn định và lượng nước nhiều. Liên hệ thợ lắp đặt máy bơm nước tại 0906.765.021.
Máy bơm tăng áp lắp ghép:
Ngoài 2 loại bơm tăng áp điện tử và bơm tăng áp cơ phổ biến nói trên thì máy bơm tăng áp tự lắp ghép là loại đơn giản và dễ lựa chọn, lắp đặt. Với loại bơm này bạn chỉ cần chọn 1 chiếc bơm hút đẩy thường đáp ứng được các yêu cầu như cột áp, lưu lượng nước, lắp cùng với bộ rơ le chống cạn (hay còn gọi là rơ le điện tử).
Trong gia đình thông thường chỉ nên lựa chọn loại máy bơm có cột áp 15 – 30m, lưu lượng nước được dựa vào số đầu vòi sử dụng cùng 1 lúc. Ví dụ như khi cần tăng áp cho 3 vòi rửa tay cùng lúc với áp lực vừa phải thì chọn máy bơm có cột áp 15-20m và lưu lượng nước khoảng 2000 lít/h.
Lưu ý: với phương án sử dụng máy bơm tăng áp tự lắp ghép này thì áp lực do máy bơm tạo ra trên đường ống luôn rất lớn, nên phải cân nhắc kĩ trước khi lựa chọn máy bơm phù hợp. Bơm tăng áp tự lắp ghép có hình thức giống như máy bơm hút đẩy lắp với bộ rơ le chống cạn để bảo vệ máy bơm khỏi cháy khi chạy khô.
Sử dụng bơm tăng áp lắp ghép là phương pháp rất hay vì nó đáp ứng được nhu cầu của hầu hết khách hàng. Tuy nhiên vì đây là lựa chọn nhiều bộ phận để lắp vào thành bộ máy bơm có chức năng tăng áp tự động nên ngoài việc chọn máy bơm và phụ kiện chất lượng tốt thì cũng cần thợ lắp có tay nghề và hiểu biết nguyên lý hoạt động của máy.
Với một số gia đình có nhiều phòng vệ sinh hay sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc thì việc lựa chọn một chiếc máy bơm tăng áp lắp ghép sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
Máy bơm tăng áp có biến tần:
Máy bơm tăng áp có biến tần là loại máy bơm có hầu hết các ưu điểm và bỏ hầu hết các nhược điểm của các loại máy bơm trên. Vì vậy mà giá máy bơm tăng áp gắn biến tần cũng sẽ cao hơn.
Biến tần là thiết bị biến đổi tần số dòng điện vào máy bơm, nhờ đó nó có thể điều khiển máy bơm chạy được theo tốc độ mà nó mong muốn. Khi sử dụng biến tần vào bơm tăng áp, máy bơm của bạn sẽ hoạt động tương ứng với số đầu vòi được sử dụng, ví dụ như nếu bạn mở 1 vòi để sử dụng thì bơm sẽ chạy chậm để đáp ứng dòng nước cho 1 vòi, nếu chạy 3 vòi thì bơm chạy với tốc độ đáp ứng lượng nước nhanh hơn cho 3 vòi sử dụng.
Trong các loại bơm biến tần hiện nay có dòng bơm Wilo với sản phẩm rất phù hợp, chất lượng rất tốt và giá cả cũng phải chăng.
Xin giới thiệu với các bạn 1 sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn cho gia đình:
- Mơm biến tần wilo PE 301EA: sử dụng cho các nhà có từ 1 đến 4 phòng vệ sinh như: biệt thự, chung cư cao cấp…
- Đặc biệt, giá của sản phẩm này rất phù hợp: bơm tăng áp có biến tần WILO PE 301EA có giá 6.0000.000 đồng.
Lắp đặt máy bơm nước giếng khoan:
Về cơ bản, máy bơm hút giếng cũng sử dụng các loại máy bơm đẩy cao. Tuy nhiên, khi sử dụng thì cần phải lưu ý một số điểm sau:
Phải chú ý đến mực nước ngầm để lựa chọn máy bơm phù hợp (mực nước ngầm tính từ mặt nước tĩnh đến vị trí đặt máy bơm):
- Mực nước ngầm không quá 5 mét: dùng loại máy bơm cánh thông thường.
- Mực nước ngầm từ 5-8 mét: có thể lựa chọn máy bơm cánh trục ngang hoặc các loại máy bơm hút khác.
- Mực nước ngầm từ 8 – 32 mét: nên dùng đường hồi và cọc hỗ trợ hút sâu.

Trong trường hợp có sử dụng đường hồi và cọc hút sâu thì nên sử dụng thêm máy bơm ly tâm hoặc bán chân không để đạt được hiệu quả tốt hơn.
- Mực nước ngầm sâu hơn 32m: dùng máy bơm hỏa tiễn thả thẳng xuống giếng.
Đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn lựa chọn được máy bơm nước phù hợp với gia đình, hy vọng rằng điều này sẽ là thông tin hữu ích giúp cho các bạn dễ dàng nắm bắt và lựa chọn được cho gia đình chiếc máy bơm phù hợp.
Hưng Thịnh hướng dẫn bạn lắp đặt máy bơm nước trong từng trường hợp:
Khi nào thì nên lắp máy bơm đẩy cao?
Đối với những nhà ở cao tầng, hoặc nhà ở có bồn chứa nước trên cao thì hay gặp các tình trạng áp lực nước yếu, làm cho nước thủy cục không tự chảy được. Vì vậy để theo đường ống dẫn lên các bể trên cao thì nên sử dụng các loại máy bơm đẩy nước lên cao.

Tùy vào độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn mua cho mình một chiếc máy bơm đẩy cao phù hợp với nhu cầu sử dụng và đạt được kết quả cao nhất sao cho độ cao của cột áp, tránh gây lãng phí hoặc quá tải khi sử dụng máy bơm:
- Đối với nhà 1-2 tầng (2 tấm) thì nên sử dụng các loại máy có công suất 135W.
- Đối với nhà 2 – 3 tầng (3 – 4 tấm) thì nên sử dụng các loại máy có công suất 200W.
- Đối với nhà 4-5 tầng (4 tấm trở lên) nên sử dụng các loại máy có công suất 300W.
Khi nào thì nên lắp đặt máy bơm nước tăng áp?
- Đối những gia đình không có bồn hay bể chứa trên cao, hay thậm chí những trường hợp đã có bồn chứa trên cao mà áp suất nước vẫn không đáp ứng đủ cho các thiết bị sử dụng nước như máy giặt, máy tắm nước nóng hay đơn giản là nước sinh hoạt quá yếu.
- Với những gia đình không có bể chứa thìmáy bơm tự động tăng áp sẽ phù hợp hơn các loại máy bơm khác.

Máy bơm tự động tăng áp sẽ tự động hút nước trong bể, đường ống, bơm trực tiếp vào thiết bị. Tuỳ từng nhu cầu thực tế cần dùng nhiều hay ít mà lựa chọn công suất cho phù hợp.
Cuối cùng các toà nhà của tư nhân hay tập thể, nhất là các khách sạn, ngoài máy bơm chân không hút, đẩy nước lên, còn cần sử dụng một chiếc máy tăng áp cho tầng trên cùng của toà nhà khi gặp áp lực yếu.
Khi nào thì lắp đặt máy bơm tăng áp nước nóng?
Máy bơm tăng áp nước nóng (còn gọi là máy bơm tăng áp chịu nhiệt) đây là loại máy bơm có khả năng chịu được nhiệt độ chất lỏng cao, có thể đạt đến nhiệt độ sôi hoặc nhiệt độ lên đến 120 độ C. Có khả năng bù áp, tăng áp cho hệ thống giúp chúng ta sử dụng nước tốt hơn, ổn định cho các thiết bị nước gia đình như vòi sen tắm, máy giặt, máy lọc nước.

Ứng dụng thực tế:
- Máy bơm tăng áp thích hợp cho việc tăng áp lực nguồn cấp nước nóng tại các thiết bị sử dụng nước nóng, nhất là khi nhà có sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời mà nước nóng từ bồn bảo ôn xuống các thiết bị lại thiếu áp lực.
- Bơm cấp nước nóng tại các khu chế biến thực phẩm, sản xuất công nghiệp cần nước nóng.
- Bơm hút nước tăng áp nước sạch thông thường, nước sinh hoạt.
Khi nào thì lắp máy bơm chìm?
Máy bơm chìm là cách gọi tắt của máy bơm chìm nước thải. Đây là một trong 2 nhóm chính của bơm chìm (loại còn lại là bơm chìm dành cho giếng khoan).
Loại máy bơm nước này được dùng cho nước thải, môi trường làm việc của máy này ngập hoàn toàn trong nước.
Vì vậy mà tác dụng chính của máy bơm chìm là:
- Sử dụng chủ yếu trong các công trình thoát nước, sử dụng máy bơm 3 pha.
- Dùng để thoát nước thải cho hầm các tòa nhà, xử lý khẩn cấp cho các trường hợp bị ngập, bao gồm cả ngập do úng nước mưa, ngập do triều cường…
- Dùng máy bơm chìm trong bồn chất thải của nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm để chuyên qua bể hoặc bồn xử lý chính trước khi ra đưa các chất thải ra ngoài môi trường.
- Ngoài ra, còm được sử dụng để bơm nước hồ cá, bơm phòng cháy chữa cháy…
Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm nước tại nhà đúng chuẩn kỹ thuật:
Những lưu ý khi lắp máy bơm nước?
Vị trí lắp đặt máy bơm nước:
Khi lắp đặt máy bơm nước cần phải chú ý các điều sau:
- Máy bơm phải được đặt cố định, chắc chắn, đảm bảo không bị rung lắc khi hoạt động, nếu trình trạng này xảy ra sẽ làm hỏng các bộ phận cơ khí của máy bơm.
- Vị trí đặt máy bơm phải khô ráo, thoáng mát, che chắn được ánh nắng trực tiếp của mặt trời, mưa gió. Nếu như để nước bắn vào sẽ làm ướt motor gây cháy nổ và chập điện.
Với mỗi loại máy khác nhau sẽ có cách lắp đặt khác nhau, nhưng thông thường vẫn theo một quy tắc chung chứ không phải khác hoàn toàn. Dưới đây công ty Hưng Thịnh sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về cách lắp máy bơm nước đúng kỹ thuật, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin được cung cấp trong cuốn hướng dẫn của nhà sản xuất khi mua máy.
- Đặt máy bơm nước ở càng gần nguồn nước càng tốt, lưu ý rằng khả năng hút sâu tùy thuộc vào từng loại máy. Chiều sâu hút (từ máy tới mặt nước) của máy bơm không quá 9m (đối với máy bơm hút nông). Còn đối với các dòng bơm tăng áp điện tử thì chỉ cần nguồn nước cao hơn bơm 1m trở lên là được.
- Tuyệt đối không được đặt máy bơm trong không gian quá hẹp.
Quy chuẩn lựa chọn, lắp đặt đường ống.
- Nên sử dụng đường ống có kích cỡ lòng ống theo tiêu chuẩn là 1 inch (ɸ 27).
- Đường ống dẫn nước vào và ra phải thật kín, tránh gây rò rỉ bởi vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy bơm.
- Không nên dùng quá nhiều đầu nối 90 độ, điều này làm cản trở dòng nước ra và gây ảnh hưởng đến khả năng đẩy cao.
- Ống hút phải được lắp đặt sao cho van 1 hút chiều luôn nằm ở phương thẳng đứng để tăng hiệu suất của máy bơm.
- Nên để van hút 1 chiều cách đáy giếng ít nhất khoảng 30cm để tránh rác thải đường ống bị tắc nghẽn gây hỏng máy bơm nước.
Nguyên tắc đảm bảo an toàn về điện.
Phải đảm bảo việc thực hiện nối đất cho máy bơm để tránh nguy cơ rò rỉ về điện. Có 2 bước thực hiện nối đất gồm:
- Cắm một cây đồng hoặc sắt xuống đất (tối thiểu 10 cm), càng sâu thì càng tiếp đất tốt.
- Nối 1 đầu dây điện vào vỏ máy bị rò điện, đầu còn lại nối vào cây tiếp đất ở bước 1.
Lưu ý: Không nên để máy bơm nước hoạt động với nguồn điện thiếu ổn định và không phù hợp với công suất của máy bơm.
Không sử dụng máy bơm để hút dầu, nước muối, hoá chất hoặc nước có nhiệt độ cao.
Các bước lắp đặt máy bơm nước được hướng dẫn bởi thợ Hưng Thịnh:

1. Lắp đường ống nước vào cho máy bơm:
Ống nước cần được lắp vào giá đỡ ống sao cho ống dẫn không truyền áp lực hoặc lực rung lên đầu bơm. Đường kính bên trong ống phụ thuộc vào chiều dài ống và tốc độ dòng chảy theo thiết kế: đường kính ống phải được đảm bảo rằng tốc độ dòng chảy không vượt quá 1,4 – 1,5 m/giây ở đầu hút và 2,4 – 2,5 m/giây ở đầu xả. Đường kính phải luôn luôn lớn hơn đường kính khẩu độ bơm.
2. Lắp đặt đầu hút:
- Đầu hút càng ngắn càng tốt, không có chỗ tắc, không thay đổi hướng đột ngột.
- Đầu hút phải có vành đệm kín chịu được lực chân không tạo ra trong quá trình hút.
- Phải được lắp cao dần về phía đầu bơm và không bị gấp khúc tránh làm cản trở quá trình mồi của bơm hoặc khiến bơm không thể mồi được.
- Để máy bơm hoạt động thì phải lắp thêm van hút. Nếu là bơm tự mồi thì có thể thay van hút bằng van kiểm tra lắp trực tiếp vào khẩu độ hút. Để bơm có thể hoạt động chính xác, đầu ống hút phải ngập dưới nước một khoảng cách ít nhất là gấp đôi đường kính của ống.
3. Lắp đặt ống xả:
Cần phải được lắp thêm một van kiểm tra và một van tiết lưu. Van kiểm tra có tác dụng bảo vệ máy bơm nước tránh việc nước bị tắc và ngăn không cho nước chảy ngược lại vào cánh bơm khi máy bơm dừng lại đột ngột. Đặc biệt, van tiết lưu còn có tác dụng điều tiết dòng chảy.
Lắp thêm đồng hồ đo áp suất vào ống xả với bơm tự mồi, ống xả phải có một đoạn thẳng dài ít nhất 10m.
4. Lắp mối nối điện:
Lựa chọn dây điện có kích thước phù hợp dựa trên độ dài và chỉ số cường độ dòng điện ghi trên máy bơm nước (1mm2 tiết diện dây dẫn đồng tương đương 5A). Chuẩn bị đầu tiếp đất và đầu nối với nguồn điện sao cho các đầu này không thể tuột ra trong quá trình nối. Việc đấu điện phải do thợ kỹ thuật đảm nhiệm và phải đấu điện theo sơ đồ chỉ dẫn.
Máy bơm nước phải được tiếp đất và phải đảm bảo hệ thống tiếp đất luôn hoạt động tốt. Một số model một pha, động cơ điện được bảo vệ bằng một thiết bị có thể ngắt tự động.
Động cơ, nếu bị ngắt do hoạt động của thiết bị nhiệt, có thể bất ngờ khởi động lại, do đó phải ngắt điện trước khi bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy bơm nước. Cả bơm một pha và bơm ba pha nên có một thiết bị bảo vệ điện thích hợp (công tắc có đuôi nhiệt…) có thể ngắt động cơ ra khỏi nguồn.
5. Vận hành thử máy:
Việc đầu tiên cần làm trước khi cho máy bơm nước hoạt động là phải kiểm tra để đảm bảo trục của động cơ có thể quay tự do. Một số máy bơm nước có một rãnh nhỏ trên đầu trục phía cánh bơm. Khi bơm bị kẹt, tra chìa vặn vít vào rãnh nhỏ này rồi dùng búa gõ nhẹ. Khi khởi động máy bơm nước cần đảm bảo ống hút đã chứa đầy nước. Không được để máy bơm chạy khô, nếu như chạy quá lâu sẽ bị hư cánh khoang chia nước dẫn tới động cơ bị cháy.
Với bơm 3 pha, động cơ phải được đặt theo đúng chiều mũi tên vẽ trên thân bơm (theo chiều kim đồng hồ khi nhìn động cơ từ phía cánh bơm). Nếu như động cơ không được đặt đúng chiều thì phải đảo lại các mối nối dây dẫn từ nguồn điện. Máy bơm chỉ được phép hoạt động theo các thông số đã quy định sẵn.
Nếu như bạn muốn cho máy bơm hoạt động ra ngoài khoảng quy định thì có thể điều chỉnh van cổng trên ống hút hoặc điều chỉnh áp suất của bất kì rơ-le áp suất nào.
Phạm vi hoạt động của thợ lắp máy bơm nước của Hưng Thịnh:
Dịch vụ lắp đặt máy bơm nước tại TPHCM:
- Chuyên nhận lắp máy bơm tại nhà ở quận 5, quận 6, quận 10, quận 11.
- Cung cấp các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt máy bơm tại các quận Tân Phú, quận Bình Tân.
- Thi công gắn bơm nước tại quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, quận 12.
- Thay thế, lắp đặt máy bơm tại quận Phú Nhuận, Tân Bình, Quận 1, Quận 3.
- Nhận lắp đặt, sửa máy bơm tại quận 2, quận 9, quận 7, quận 8, quận 4 TPHCM.
Công ty cung cấp dịch vụ lắp máy bơm tại Bình Dương:
- Lắp đặt, sửa chữa, thay thế…chất lượng tại: Lái Thiêu, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Dĩ An, Thủ Dầu Một. Xem thêm.
Dịch vụ lắp đặt máy bơm nước tại Biên Hòa:
- Nhận lap dat may bom nuoc tại nhà ở Bửu Hòa, Bửu Long, Thống Nhất, Trảng Dài, Trung Dũng, Hiệp Hòa, Hóa An, thành phố Biên Hòa, Quyết Thắng, An Bình, An Hòa, Bình Đa.
- Nhận lap may bom nuoc tại Tân Tiến, Tân Vạn, Thanh Bình, Long Hưng. Tân Mai, Tân Phong, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Phước.
- Thi công lắp ráp máy bơm tại Biên Hòa Đồng Nai: Tân Biên, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hiệp, Hòa Bình, Hố Nai, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Quang Vinh.
Liên hệ với chúng tôi ngay để được hỗ trợ lắp máy bơm nước tại nhà giá rẻ, chất lượng và chuyên nghiệp nhất. Hotline 0906.765.021.