Để có cách chống thấm tường nhà liền tốt nhất và hiệu quảt nhất là một vấn đề đau đầu của rất nhiều gia đình trong qua trình xây dựng nhà.
Ở nông thôn thì đất rộng người thưa, mật độ dân số ít vì thế nhà rất thưa thớt dễ thi công.
Trong thành phố thì không có diện tích đất xây dựng, dân đông. Vì thế mà các công trình nhà cửa được xây dựng liền kề, sát với nhau dẫn đến tình trạng các ngôi nhà ở thành phố có nguy cơ cao về thấm dột nếu giữa 2 nhà không có biện pháp chống thấm ngay từ đầu.
Môi trường khí hậu của nước ta là môi trường nhiệt đới nên chịu ảnh hưởng của mưa bão nhiều nên vấn đề thấm dột nhà cửa là không thể tránh khỏi.
Nên khi bắt đầu xây dựng ngôi nhà, cần phải kiểm tra và chống thấm triệt để tường nhà liền kề để tránh xảy ra tình trạng thấm dột khi đưa vào sử dụng.
Sau đây Điện Nước Hưng Thịnh sẽ giúp các bạn tìm ra các phương pháp xử lý chống thấm khe hở giữa 2 nhà nhà liền kề một cách hiệu quả nhất và tìm ra nguyên nhân gây ra thấm dột.
Nguyên nhân thấm nước tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 nhà:
Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến tường liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà bị thấm dột, đặc biệt khi mùa mưa đến làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình bạn.

Đồng thời, còn khiến cho ngôi nhà nhanh chóng bị hư hỏng và xuống cấp.
- Do ngôi nhà khi xây dựng ở phần thô nhà thầu không lên phương án chống thấm vách tường một cách triệt để.
- Công trình nhà cửa được đưa vào sử dụng một thời gian dài các vật liệu chống thấm dần xuống cấp nguyên nhân là do keo chấm thấm hết hạn.
- Do nước mưa chảy vào khe hở rồi thấm vào tường nhà dần đến ngôi nhà bị sụt lún và làm cho khe tường bị nứt.
- Khi ngôi nhà được xây dựng xong tường nhà không được tô trát chống thấm kĩ.
- Vật liệu chống thấm không đạt chất lượng, quy trình chống thấm không đúng kĩ thuật.
- Do diện tích đất chật hẹp không có không gian tô trát, hoặc chống thấm không được.
Tác hại nếu không xử lý chống thấm khe hở giữa 2 nhà liền kề:
Nếu không có cách xử lý chống thấm tường giáp ranh hiệu quả thì ngôi nhà của bạn phải đối mặt với các vấn đề sau:
- Tường nhà bị thấm nước sẽ khiến cho ngôi nhà nhanh chóng bị xuống cấp
- Mục tường làm ẩm mốc tường nhà, màu sơn bị phai, biến đổi màu sắc.
- Những vật dụng trong nhà dễ bị hư hỏng nhất là vật dụng bằng gỗ dễ bắt ẩm mốc.
- Kết cấu của ngôi nhà bị hỏng dẫn đến tường nhà dễ bị nứt và rỉ sét sắt.
- Xuất hiện các hiện tượng ẩm mốc, rong rêu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong nhà.
- Tốn kém chi phí sửa chữa, mất thẩm mỹ cảnh quan ngôi nhà.
Nếu trường hợp này xảy ra trong ngôi nhà của bạn thì bạn sẽ xử lý như thế nào? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý chống thấm 2 vách tường nhà tiếp giáp một cách hiệu quả nhất.

6 Cách chống thấm tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 nhà hiệu quả nhất:
Những ngôi nhà được xây liền kề nhau mà không có biện pháp chống thấm. Sau cơn mưa đi qua xuất hiện tình trạng nước mưa bị đọng lại ở giữa vách tường nhà là việc dễ hiểu.
Nếu không có biện pháp chống thấm vách tường giữa 2 nhà thì hiện tượng thấm nước rất dễ xảy ra.
Theo đó các hiện tượng dột, nứt tường, tường bị ẩm mốc, loang lỗ, tróc lớp sơn… cũng sẽ diễn ra. Vì vậy cần phải có biện pháp chống thấm dột hiệu quả triệt để nhất.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm tường giáp ranh hay tường nhà liền kề hiệu quả.
Mọi người có thể kham khảo các phương pháp chống thấm như:
- Phương pháp chống thấm bằng màng khò nóng bitum: với phương pháp này có khả năng bám dính tốt trên bề mặt bê tông, quá trình thi công nhanh nên được nhiều hộ gia đình lựa chọn.
- Phương pháp chống thấm bằng Sika: với phương pháp này, mọi người có thể thực hiện chống thấm ở bất kì vị trí nào trong ngôi nhà đều đem lại hiệu quả tốt.
Tùy vào tình trạng tường nhà, diện tích khe tiếp giáp rộng hay hẹp, tường cũ hay tường mới mà bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.
Sau đây sẽ có 3 trường hợp tường liền kề xảy ra:
- Tường cũ nhà hàng xóm cao hơn tường nhà bạn.
- Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường cũ nhà hàng xóm.
- Tường cũ nhà hàng xóm thấp hơn tường nhà bạn.
Sau đây là 3 cách xử lý khe hở giữa 2 nhà quả nhất:
1. Cách chống thấm tường nhà liền kề, khe giữa hai nhà bằng máng xả nước:
Hiện nay các tường nhà liền kề đều được xây sát khít nhau nhằm để tăng diện tích cho ngôi nhà và giúp chống thấm nước tốt hơn.
Tuy nhiên giữa 2 nhà cũng có một khoảng trốn nhỏ để đảm bảo kết cấu vững chắc khi 1 trong 2 ngôi nhà bị phá dỡ. Đây là nguyên nhân mà nước sẽ ngấm vào tường.

Để xử lý tình trạng này, chủ nhà đặt một máng tôn cố định dọc theo khe tường để hứng và xả nước ra ngoài vị trí giáp ranh.
Cách làm này khá đơn giản, dễ thi công. Nhưng do máng tôn được đặt ở ngoài trời theo thời gian có thể bị oxy hóa, rỉ sét.
Cách hiệu quả nhất là sử dụng loại sơn PU Polyurethane để bảo vệ cho lớp tôn khỏi bị oxy hóa và các tia UV từ ánh nắng mặt trời.
2. Cách chống thấm tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 nhà ngay khi mới bắt đầu xây dựng nhà:
Phương pháp chống thấm này được coi là phương pháp hiệu quả nhất. Vì chống thấm từ ban đầu sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với việc thấm dột rồi mới chống thấm.
Trong quá trình xây dựng nhà, đặc biệt là vị trí giáp ranh với nhà liền kề, mọi người nên sử dụng gạch đặc kết hợp vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trát mác cao. Tường liền kề giữa 2 nhà có độ dày tối thiểu 220mm để ngăn chặn nước thấm dột từ tường từ ngoài vào trong nhà.
Trong trường hợp nhà sát bên chưa xây thì bạn tiến hành thi công chống thấm cho tường nhà mình bằng cách trát lớp tường bảo vệ phía bên ngoài giúp nâng cao khả năng chống thấm.

Ngoài ra, sau khi xây dựng và tô lớp tường ngoài, bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để gia cố thêm lớp chống thấm.
Sau đây là các cách chống thấm tường nhà liền kề như sau:
- Nếu tường nhà của bạn cao hơn tường nhà hàng xóm: khi tới vị trí 2 nhà cao bằng nhau thì tiến hành thi công chống thấm ngay và tạo rãnh thoát nước để tránh làm ảnh hưởng đến nhà bên.
- Nếu tường nhà bạn bằng tường nhà hàng xóm: tại khe giáp ranh bạn nhét thanh trương nở vào rồi tiếp tục thực hiện các biện pháp chống thấm khác như: màng, vữa chống thấm. Sau một thời gian, nếu lớp chống thấm bên ngoài bị bong tróc đi thì nước vào trong cũng sẽ bị thanh trương nở cản lại, tránh tình trạng thấm dột.
- Nếu tường nhà bạn thấp hơn nhà hàng xóm: bạn có thể xin phép cạo 1 phần tường nhà họ để đặt màng chống thấm, sau đó dùng thêm biện pháp chống thấm bằng máng nước.
3. Cách chống thấm ngược cho tường nhà liền kề, khe hở giữa 2 nhà:
Nếu không thực hiện chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi mới xây dựng thì bạn có thể sử dụng phương pháp chống thấm ngược.
Có 2 trường hợp như sau:
Chống thấm ngược cho nhà mới xây:
Đối với tường nhà mới xây thì không cần trát vữa mà thực hiện thi công chống thấm ngược luôn bằng cách sử dụng chất chống thấm trộn với xi măng để trát vữa cho ngôi nhà hoặc đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường, đợi khô rồi tiếp tục tô vữa như bình thường.
Chống thấm ngược cho nhà cũ:
Đối với tường nhà cũ bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Các bước thực hiện chống thấm ngược như sau:
- Bước 1: Dùng dao để cạo bỏ hết lớp sơn và vữa cũ.
- Bước 2: Tiến hành thi công lớp vữa đã có trộn phụ gia chống thấm.
- Bước 3: Để tiến hành thi công lớp chống thấm thứ 2 cần phải đợi khô lớp chống thấm thứ nhất.
- Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và thực hiện sơn nhà như bình thường.
Có 2 phương pháp chống thấm ngược cho nhà mới giáp ranh hàng xóm:
- Phương pháp 1: Để tô chống thấm ngược toàn bộ tường bên trong nhà thì sử dụng vữa trộn phụ gia chống thấm ngược Fosmix Liquid N800.
- Phương pháp 2: sử dụng bột bả chống thấm để quét 03 lớp Fosmix NB Grey và bả tường (áp dụng với tường đã trót trát hoàn thiện).

Dưới đây là các bước làm của từng phương pháp:
Phương pháp 1: Để trát chống thấm ngược toàn bộ tường bên trong nhà thì dùng vữa trộn phụ gia chống thấm ngược Fosmix Liquid N800:
Bước 1: Để làm ẩm bề mặt tránh tình trạng nứt vữa. Trước khi trát chống thấm cần phun làm ẩm bão hòa toàn bộ bề mặt tường, giống như phun bão hòa nước trước khi trát giống tường thông thường.
Bước 2: Trộn vào hỗn hợp xi măng cát (tỷ lệ 1 xi: 3 cát) và trộn phụ gia Fosmix Liquid N800 với nước theo tỷ lệ 1:5.
- Công thức trộn hỗn hợp gồm có: 1 bao xi măng 50kg PCB30 + 150 kg cát đen mịn + 5 kg Fosmix Liquid N800 + 25 lít nước sạch. Mỗi lớp trát vữa chống thấm phải đảm bảo độ dày 10 mm, còn lớp vữa hoàn thiện là vữa thường. Nếu nhà nào muốn đảm bảo hơn có điều kiện hơn thì trát toàn bộ bằng vữa chống thầm Fosmix Liquid N800.
- Để đảm bảo các vị trí tường giáp dầm, giáp cột bê tông, tường không bị nứt thì nên trát kết hợp với lưới sợi thủy tinh.
Bước 3: Sau đó phun bảo dưỡng nước như tường bình thường. Và chờ lớp phun bão dưỡng khô trong thời gian 30 ngày thì tiến hành sơn bả hoàn thiện tường như tường bình thường.
Ghi chú:
- Phương pháp này được coi là phương pháp chống thấm ngược: đơn giản, dễ làm, tiết kiệm chi phí nhất và độ bền vững lâu dài và kéo dài tuổi thọ công trình từ 30 – 50 năm.
- Trát như vữa thông thường, rất dễ làm nên trộn với nước để dễ dàng hòa tan và phân tán giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn là phải dùng máy khuấy để khuấy các loại vữa hay xi măng chống thấm kỵ nước khác.
- Nếu bức tường bị thấm dột nặng thì phải quét thêm 02 – 03 lớp Fosmix Crystal vào trực tiếp bề mặt gạch sau đó tiến hành thi công trát chống thấm hoàn thiện bằng Fosmix Liquid N800.
Phương pháp 2: Quét 03 lớp Fosmix NB Grey (áp dụng với tường đã trót trát hoàn thiện):
Bước 1: Sử dụng bình phun sương để phun cấp ẩm bão hòa bề mặt tường cần chống thấm. Phun 02 – 03 lần đẫm lên bề mặt tường.
Bước 2: Trộn Fosmix NB Grey theo tỷ lệ có ghi sẵn trong thùng, sau đó đổ túi dung dịch vào thùng rồi tiếp tục đổ thêm bột vào cuối cùng dúng máy khuấy đều 3-5 phút cho hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Tiến hành thi công quét lớp thứ nhất Fosmix NB Grey lên bề mặt tường với định mức 0,7-0,8 kg/ m2/ lớp.
Bước 4: Sau 2 tiếng, quét tiếp lớp thứ hai Fosmix NB Grey lên bề mặt tường theo chiều vuông góc lớp thứ nhất, định mức 0,6 kg/m2/ lớp.
Bước 5: Sau 2 tiếng, quét tiếp tục lớp thứ ba Fosmix NB Grey lên bề mặt tường theo chiều vuông góc lớp thứ hai, định mức 0,6 kg/m2/ lớp.
Bước 6: Trước khi thực hiện thi công sơn bả hoàn thiện cần phải đợi lớp quét thứ 3 khô ít nhất trong vòng 7 ngày. Để lớp chống thấm và chống ẩm bề mặt, tránh bong tróc sơn thì nên sử dụng kết hợp thêm keo chống thấm ngược Fosmix SK 3 để bả chống thấm dày 2-3 mm.
4. Cách chống thấm tường nhà liền kề, khe hở giữa hai nhà bằng tôn lá:
Khi tường nhà đưa vào sử dụng mà bị thấm dột thì có thể sử dụng tôn lá có độ dày từ 0,4mm đến 0,5mm để đóng tại vị trí khe tiếp giáp giữa hai nhà, sau đó dùng keo chống thấm silicon bịt kín các vị trí đã đóng đinh lên tôn nhằm để giúp định vị tôn không bị bay khi có mưa gió.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tấm dán chống dột để dán và cần phải cắt đúng kích thước giữa hai khe tiếp giáp rồi dán lên bề mặt khe tiếp giáp.

5. Cách chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà liền kề bằng màng khò nóng:
Để thực hiện phương pháp thi công chống thấm tốt không chỉ đảm bảo được hiệu quả, chất lượng mà còn phù hợp kinh tế của mỗi gia đình.
Đó cũng là điều mà nhiều khách hàng mong muốn và đó cũng là tiêu chí mà chúng hướng đến. Với nhiều năm kinh nghiệm, năng lực hoạt động nhiều năm trong nghề chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà giá rẻ, uy tín.
Công ty Điện Nước Hưng Thịnh sẽ hỗ trợ tư vấn cho khách hàng nhưng phương pháp thi công chống thấm giá rẻ, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả triệt để.
Thấm dột vị trí khe tiếp giáp giữa 2 nhà do các khu dân cư, khu nhà ở xây dựng sát, khít nhau. Và do xây dựng trong thời gian khác nhau nên bị hạn chế nhiều công đoạn như: không lắp đặt được máng thoát nước, không trát được tường tiếp giáp, không xử lý chống gữa 2 tường…
Hiện nay phương pháp thi công được đánh giá tốt về kinh phí, chất lượng và được sử dụng nhiều đó là thi công chống thấm dán màng khò nóng.

Cách tiến hành thi công chống thấm tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa 2 bằng màng khò nóng qua các bước:
- Đục sạch lớp vữa tường giữa 2 nhà tiếp giáp với nhau, đục xuống chân tường chạm vào cốt bê tông.
- Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hết tạp chất, bụi bẫn trên bề mặt tường, sàn, gạch để giúp màng dán có thể gắn kết tốt nhất.
- Sử dụng đèn khò bếp gas để dán màng khò nóng, thực hiện thi công theo hình chữ L giữa sàn và tường chạy dọc theo 2 bên tường nhà.
- Sử dụng các chất phụ gia phù hợp để phủ lớp bảo vệ bề mặt chống thấm, gia cố đảm bảo tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng lâu dài.
Để sử dụng phương pháp này, chúng ta cần phải liên hệ với các dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng kĩ thuật thi công chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà tốt nhất. Phương pháp chóng thấm bằng màng khò nòng là phương pháp phức tạp.
6. Cách chống thấm tường nhà liền kề, khe hở giữa 2 nhà bằng màng dán chống thấm:
Cho dù bạn sử dụng bất kì vật liệu chống thấm hay loại lòng màng nào mục đích là đều cần phải đảm bảo nước thoát nhanh. Vì vậy sử dụng lòng máng đảm bảo được độ dốc đều.
Sử dụng lòng máng 1/4 thì sẽ dễ thi công hơn. Vì nó nghiêng hẳn sang một bên nhà.
Đối với loại máng ½ thì bạn cần phải đánh độ dốc tốt và làm mặt phẳng đều giúp dẫn nước từ trên cao xuống thấp, cũng có thể dẫn nước đi theo hướng khác tùy vào nhà của bạn.

Lúc này bạn phải tính toán độ chênh lệch bằng cách dùng ống tuy ô thăng bằng. Áp dụng như thi công làm cống thoát hay sàn nhà vệ sinh.
Cần phải tạo ra lớp chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà trên bề mặt của lòng máng. Tại các vị trí tiếp xúc với mép tường cần thực hiện thi công tốt nhất để tránh tình trạng nước ngấm vào mép tường hoặc lòng máng.
Khi thi công bất kì phương án gì cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tạo độ dốc tốt giúp thoát nước nhanh không bị ứ đọng trên bề mặt.
- Bề mặt lòng máng phải có khả năng chống thấm nước tốt nhất.
- Ngăn chặn không để nước thấm dột vào hai bên tiếp xúc của lòng máng với tường tránh gây ảnh hưởng vào trong.
Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn cách chống thấm tường nhà cũ đơn giản.
Khi chống thấm tường nhà liền kề, khe tiếp giáp giữa hai nhà cần lưu ý:
Chủ động trong công tác xử lý chống thấm khe hở giữa 2 nhà và bão dưỡng:
Hiện nay nhiều hộ gia đình chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc chống thấm, đặc biệt là những công trình ít được mọi người quan tâm như tường nhà giáp ranh không được chú ý tới.
Nhưng tường nhà là một bộ phận quan trọng để cấu tạo nên kết cấu của ngôi nhà. Một khi tường nhà bị thấm dột sẽ khiến ngôi nhà của bạn nhanh bị xuống cấp và giảm tuổi thọ.
Vì vậy, các chủ nhà cần phải quan tâm đến việc chống thấm cho tường nhà, càng sớm càng tốt, tránh để xảy ra tình trạng thấm dột rồi mới bắt đầu chống thấm.
Tìm hiểu: cách chống thấm tường nhà mới xây hiệu quả.
Xác định rõ nguyên nhân gây thấm dột tường nhà liền kề cụ thể:
Bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao tường nhà cũ và tường giáp ranh đã bị thấm dột để đưa ra phương án xử lý chống thấm triệt để và hiệu quả nhất.
Đối với công trình thi công chống thấm tường nhà liền kề bạn cần phải có cách xử lý dứt điểm tại vị trí gây thấm dột, không để cho nước có khả năng chảy vào khe hở thì mới hiệu quả nhất.
Chọn phương pháp và vật liệu chống thấm tường nhà liền kề phù hợp:
Sử dụng vật liệu và chọn phương pháp chống thấm là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng chống thấm cho công trình.
Ngoài ra, chuẩn bị bề mặt thi công cũng là vấn đề cần được chú ý để đảm bảo lớp chống thấm sau khi thi công có hiệu quả cao nhất và sử dụng bền lâu.
Bài viết trên đã giúp chúng ta tổng hợp lại các cách chống thấm tường nhà liền kề và một số lưu ý khi thực hiện thi công chống thấm.
Hi vọng với bài viết trên sẽ đem lại cho mọi người nhiều lợi ích trong việc thi công chống thấm tường nhà để ngôi nhà luôn đẹp và bền bỉ theo thời gian.
Cách chống thấm tường nhà liền kề theo độ rộng khe tiếp giáp:
Sau đây là các trường hợp tường nhà liền kề xảy ra với nhà bạn:
- Tường nhà bạn thấp hơn với tường cũ nhà kế bên.
- Tường nhà bạn có chiều cao ngang bằng với tường cũ nhà kế bên.
- Tường nhà bạn cao hơn so với tường cũ nhà kế bên.
Sau đây có 3 trường hợp có nhiều diện tích và độ rộng khác nhau tại vị trí khe giáp tường:
- Trường hợp thứ 1: Khe tiếp giáp nhỏ, không nhìn thấy được.
- Trường hợp thứ 2: Khe tiếp giáp có khe tường giữa hai nhà tách nhau có độ rộng lớn hơn 1 – 5cm.
- Trường hợp thứ 3: Khe tiếp giáp có độ rộng lớn hơn 5cm.
Mỗi trường hợp có một cách xử lý khác nhau. Dưới đây là các cách mà bạn có thể áp dụng:
1. Cách xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà có kích thước nhỏ, khó nhìn thấy:
Những ngôi nhà liền kề có khe tiếp giáp rất nhỏ nhìn bằng mắt thường rất khó có thể thấy được.
Với trường hợp này phương pháp cần xử lý chống thấm là sử dụng keo chống thấm khe tường, hay hóa chất tạo màng đàn hồi cao gốc Polymer, Acrylic hay sản phẩm cao cấp hơn nữa là Polyurethane để xử lý chống thấm sẽ giúp đem lại hiệu quả cao cho công trình chống thấm dột.
Để đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ dính và đem lại hiệu quả cao trong việc chống thấm nước thì sử dụng keo chống thấm với lớp keo kết dính bền vững.

Sau đây là các sản phẩm keo chống thấm mà bạn tìm hiểu:
- Keo chống thấm Neomax 820.
- Keo chống thấm AS – 4001SG.
- Keo chống thấm Silicone Apollo 500.
- Keo chống thấm Polyurethane.
- Keo chống thấm Acrylic.
- Keo chống thấm dột TX 911.
2. Cách xử lý chống thấm tường nhà liền kề có khe tiếp giáp từ 1 – 5cm:
Những ngôi nhà đã xây dựng lâu năm thì khe tiếp giáp giữa hai nhà có độ rộng từ 1cm đến 5cm thì thực hiện thi công chống thấm bằng màng bitum dán chống thấm.
Để có thể chống lại những tia nắng UV cần phải phủ lên một lớn chống thấm Acrylic.

Ngoài ra, các hộ gia đình có thể sử dụng lớp tôn inox không rỉ để ghim chặt vào tường sau đó dùng loại sika chống thấm SikaFlex Const miết dọc phần tôn ghim vào tường.
Hầu như các ngôi nhà được xây dựng từ 3 năm trở lên đều có khe lún ổn định thì việc xử lý các khe hở tường này cũng đơn giản, hiệu quả, triệt để hơn.
3. Cách xử lý khe tường tiếp giáp giữa hai nhà >5cm bằng cách xây lòng máng:
Đây là cách thi công xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn. Có độ nghiêng tùy vào khe tiếp giáp giữa hai nhà.
Trường hợp tường 2 nhà bằng nhau và khe tiếp giáp giữa hai nhà lớn không quá 10cm thì thợ sẽ không thi công trát tường bền ngoài và cũng không sử dụng thêm vật liệu nào cho nhà của bạn.

- Dù bạn có sử dụng phương pháp chống thấm nào bạn phải yêu cầu thợ thi công tạo lòng máng 1/2 ống tròn bằng cách quay ngang gạch tại điểm cuối tiếp giáp.
- Sau đó tiến hành sử dụng vữa và gạch vụn để tạo vách máng, trát bề mặt rồi tiến hành thi công chống thấm tường nhà.
Trường hợp tường của hai nhà không bằng nhau và khe tiếp giáp giữa hai nhà hẹp thì thợ sẽ thực hiện thi công tạo lòng máng 1/4 ống tròn. Ngoài ra còn sử dụng được các vật liệu khác nữa như: Tôn, màng chống thấm, tấm nhựa…
Với lòng máng 1/4 thì nó tự nghiêng hẳn sang một bên nhà nên dễ thi công hơn.
Còn lòng máng 1/2 thì bạn cần phải tạo độ dốc và làm bề mặt phẳng đều để nước chảy từ trên cao xuống thấp hoặc đi theo một hướng nhà nào đó.
Chọn đơn vị chống thấm tường nhà liền kề uy tín:
Cách chống thấm tường nhà liền kề cần phải có các đội ngũ thi công chống thấm tay nghề cao, đúng kĩ thuật và chuyên nghiệp.
Nếu bạn sử dụng sai phương pháp, vật liệu chống thấm kém chất lượng thì cũng gây ra tình thấm dột tường lại rất cao. Vì vậy bạn cần phải lựa chọn thật kĩ và sử áp dụng các phương pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu của bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi công ty Điện Nước Hưng Thịnh, để được tư vấn hỗ trợ. Và đưa ra các biện pháp xử lý tốt nhất cho trường hợp này.
Công ty chúng tôi chuyên chống thấm tại vị trí tường nhà liền kề và nhiều công trình chống thấm khác nhau. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cam kết chống thấm triệt để, xử lý dứt điểm các tình trạng thấm dột nhanh chóng, hiệu quả, bền lâu.
Bài viết chia sẻ chi tiết hướng dẫn cách chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề bằng kinh nghiệm thi công thực tế của đội thợ chống thấm tường chuyên nghiệp. Hãy tham khảo các thông tin khác mà chúng tôi thường xuyên cập nhật nhé!